Nhập lậu hàng triệu lít
Qua khảo sát thị trường, giá nhập khẩu các hóa chất, dung môi (thường được nhiều đối tượng sử dụng pha chế vào xăng dầu) hiện khoảng 9.000 - 10.000 đồng/lít, nhưng khi ra thành phẩm được bán trên thị trường ngang bằng với giá xăng dầu đang kinh doanh của các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Trong khi việc kiểm tra chất lượng xăng dầu bằng máy test nhanh, lấy mẫu thử nghiệm phải chờ từ 5 - 10 ngày mới có kết quả, các đối tượng đã lợi dụng thời gian này để tiêu thụ hết lượng xăng dầu có dấu hiệu vi phạm chất lượng.
Theo quy định của Nhà nước, các hóa chất, dung môi có chức năng chủ yếu sử dụng để pha chế sơn công nghiệp và trong một số hoạt động sản xuất kinh doanh khác. Tuy nhiên, các đối tượng gian lận thương mại, kinh doanh bất chính thường sử dụng các hóa chất, dung môi này để pha chế vào xăng dầu bán rồi ra thị trường. Hành vi này không chỉ gây hại và ảnh hưởng đến quyền lợi trực tiếp của người tiêu dùng, mà còn gây thất thu thuế, tác động lớn đến cơ chế thị trường, cạnh tranh thiếu lành mạnh...
Đại diện Công an TPHCM cho biết, trong một số trường hợp kiểm tra, giám sát đã phát hiện dấu hiệu “bất hợp lý” vì có doanh nghiệp nhập khẩu hoặc mua hóa chất, dung môi nhưng lại không sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh sau khi nhập khẩu và mua hóa chất, dung môi rồi vận chuyển ra khỏi địa bàn TPHCM, chủ yếu phân phối về những tỉnh, thành phố khác. Trong khi đó, việc quản lý “đường đi nước bước” cũng như việc sử dụng các hóa chất, dung môi này chưa có sự phối hợp kiểm tra, giám sát nên thường bị “đứt đoạn” khi vận chuyển qua nhiều địa phương.
Từ đầu năm đến nay, đoàn đặc nhiệm của Bộ Quốc phòng đã phát hiện hàng chục vụ buôn lậu xăng dầu cũng như các hóa chất, dung môi với số lượng hàng triệu lít; bàn giao các địa phương tiếp nhận và xử lý vụ việc. Qua điều tra cũng phát hiện ở các tỉnh, thành khu vực phía Nam có nhiều doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu kém chất lượng và hóa chất, dung môi được sử dụng pha chế trong xăng dầu, như tại TPHCM có 1 doanh nghiệp, TP Cần Thơ có 2 doanh nghiệp...
Thượng tá Nguyễn Thế Anh, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm, cho rằng hiện việc quản lý đầu vào đối với các loại hóa chất, dung môi còn một số hạn chế; đặc biệt là khâu giám sát đối tượng nhập khẩu, sử dụng, quản lý đầu ra... Bởi trên thực tế, lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều trường hợp doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh không có nhu cầu sử dụng các hóa chất, dung môi trong hoạt động nhưng vẫn nhập khẩu về với số lượng lớn.
Liên quan đến vấn đề kiểm tra, giám sát xuất nhập khẩu mặt hàng xăng dầu, ông Phạm Quốc Hùng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM, cho biết mặt hàng xăng dầu nhập khẩu chính ngạch vào thành phố luôn được kiểm tra chặt chẽ, đồng thời phải có chứng nhận kết quả chất lượng đúng quy định pháp luật mới được thông quan. Nhờ đó phát hiện rất ít trường hợp vi phạm về chất lượng xăng dầu, với tỷ lệ vi phạm chỉ khoảng 8% trong tổng số lô hàng nhập khẩu.
Tuy nhiên, cần đánh giá lại các luật hiện hành liên quan đến vấn đề quản lý và sử dụng hóa chất, dung môi. Đơn cử, doanh nghiệp có được nhập khẩu và mua đi - bán lại, hoặc việc phân phối và sử dụng có đúng mục tiêu phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh như khai báo? Hiện nay, một số hóa chất, dung môi không nằm trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên vẫn được kinh doanh bình thường trên thị trường.
Tăng cường kiểm soát
Thời gian gần đây, thực hiện Kế hoạch số 410/KH-BCĐ389, ngày 14-6-2017 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường công tác đấu tranh, kiểm tra, kiểm soát, chống buôn lậu, gian lận thương xăng dầu (gọi tắt là Kế hoạch 410), tại TPHCM đã hoàn thành cơ bản công tác dán tem thuế vào các trụ bơm xăng dầu trên địa bàn vào ngày 23-10-2017.
Mặt khác, lực lượng chức năng TPHCM cũng đã kiểm tra 75 trường hợp, trong đó phát hiện 6 trường hợp vi phạm và xử phạt hơn 112 triệu đồng, rơi vào những trường hợp không niêm yết thông báo phát hành hóa đơn theo đúng quy định, sử dụng chứng chỉ kiểm định phương tiện đo xăng dầu đã hết hiệu lực... Mặc dù vậy, việc thực hiện Kế hoạch 410 đã xuất hiện những khó khăn như chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể và quy định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu khi có nhân viên thuộc doanh nghiệp phát sinh hành vi tự ý gian lận lượng xăng dầu bán ra; mức phạt tiền đối với hành vi mua, bán xăng dầu có chất lượng không phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, theo quy định hiện hành thì khó có cơ sở để xác định.
Trước thực trạng trên, ông Nguyễn Văn Bách, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường TPHCM, kiến nghị cần bổ sung quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp khi phát sinh hành vi gian lận lượng xăng dầu bán ra tại thời điểm kinh doanh. Đồng thời, kịp thời sửa đổi, bổ sung Điều 66, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa để tạo điều kiện thuận lợi cũng như cơ sở pháp lý cho lực lượng chức năng tăng cường công tác đấu tranh, kiểm tra, kiểm soát, chống buôn lậu, gian lận thương xăng dầu.
Bên cạnh đánh giá cao những kết quả TPHCM đạt được trong việc thực hiện Kế hoạch 410, ông Đàm Thanh Thế, Chánh văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, cho rằng lực lượng chức năng thành phố cần đẩy mạnh triển khai những chương trình hành động trọng tâm. Trong đó, tập trung kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp có biểu hiện vi phạm như đưa tạp chất, hóa chất vào pha chế xăng dầu; sản xuất kinh doanh xăng dầu không đảm bảo tiêu chuẩn đo lường chất lượng...
Ông Đàm Thanh Thế nhấn mạnh, là một trong những địa phương nhập khẩu xăng dầu nhiều nhất cũng như chiếm số lượng lớn doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực xăng dầu, TPHCM cần có nhiều giải pháp đồng bộ trong nghiên cứu các phương thức quản lý, giám sát hiệu quả hơn. Đặc biệt, trong thời gian tới, để đảm bảo công tác quản lý lĩnh vực xăng dầu trên địa bàn và thực hiện hiệu quả Kế hoạch 410, lực lượng chức năng tại TPHCM khẩn trương triển khai phối hợp liên ngành và với các địa phương lân cận trong việc tăng cường công tác thông tin, đề xuất giải pháp xử lý kịp thời đối với những vụ việc nghiêm trọng liên quan đến lĩnh vực xăng dầu.
Qua khảo sát thị trường, giá nhập khẩu các hóa chất, dung môi (thường được nhiều đối tượng sử dụng pha chế vào xăng dầu) hiện khoảng 9.000 - 10.000 đồng/lít, nhưng khi ra thành phẩm được bán trên thị trường ngang bằng với giá xăng dầu đang kinh doanh của các doanh nghiệp làm ăn chân chính. Trong khi việc kiểm tra chất lượng xăng dầu bằng máy test nhanh, lấy mẫu thử nghiệm phải chờ từ 5 - 10 ngày mới có kết quả, các đối tượng đã lợi dụng thời gian này để tiêu thụ hết lượng xăng dầu có dấu hiệu vi phạm chất lượng.
Theo quy định của Nhà nước, các hóa chất, dung môi có chức năng chủ yếu sử dụng để pha chế sơn công nghiệp và trong một số hoạt động sản xuất kinh doanh khác. Tuy nhiên, các đối tượng gian lận thương mại, kinh doanh bất chính thường sử dụng các hóa chất, dung môi này để pha chế vào xăng dầu bán rồi ra thị trường. Hành vi này không chỉ gây hại và ảnh hưởng đến quyền lợi trực tiếp của người tiêu dùng, mà còn gây thất thu thuế, tác động lớn đến cơ chế thị trường, cạnh tranh thiếu lành mạnh...
Đại diện Công an TPHCM cho biết, trong một số trường hợp kiểm tra, giám sát đã phát hiện dấu hiệu “bất hợp lý” vì có doanh nghiệp nhập khẩu hoặc mua hóa chất, dung môi nhưng lại không sử dụng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh sau khi nhập khẩu và mua hóa chất, dung môi rồi vận chuyển ra khỏi địa bàn TPHCM, chủ yếu phân phối về những tỉnh, thành phố khác. Trong khi đó, việc quản lý “đường đi nước bước” cũng như việc sử dụng các hóa chất, dung môi này chưa có sự phối hợp kiểm tra, giám sát nên thường bị “đứt đoạn” khi vận chuyển qua nhiều địa phương.
Từ đầu năm đến nay, đoàn đặc nhiệm của Bộ Quốc phòng đã phát hiện hàng chục vụ buôn lậu xăng dầu cũng như các hóa chất, dung môi với số lượng hàng triệu lít; bàn giao các địa phương tiếp nhận và xử lý vụ việc. Qua điều tra cũng phát hiện ở các tỉnh, thành khu vực phía Nam có nhiều doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu kém chất lượng và hóa chất, dung môi được sử dụng pha chế trong xăng dầu, như tại TPHCM có 1 doanh nghiệp, TP Cần Thơ có 2 doanh nghiệp...
Thượng tá Nguyễn Thế Anh, Đoàn trưởng Đoàn đặc nhiệm, cho rằng hiện việc quản lý đầu vào đối với các loại hóa chất, dung môi còn một số hạn chế; đặc biệt là khâu giám sát đối tượng nhập khẩu, sử dụng, quản lý đầu ra... Bởi trên thực tế, lực lượng chức năng đã phát hiện nhiều trường hợp doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh không có nhu cầu sử dụng các hóa chất, dung môi trong hoạt động nhưng vẫn nhập khẩu về với số lượng lớn.
Liên quan đến vấn đề kiểm tra, giám sát xuất nhập khẩu mặt hàng xăng dầu, ông Phạm Quốc Hùng, Phó Cục trưởng Cục Hải quan TPHCM, cho biết mặt hàng xăng dầu nhập khẩu chính ngạch vào thành phố luôn được kiểm tra chặt chẽ, đồng thời phải có chứng nhận kết quả chất lượng đúng quy định pháp luật mới được thông quan. Nhờ đó phát hiện rất ít trường hợp vi phạm về chất lượng xăng dầu, với tỷ lệ vi phạm chỉ khoảng 8% trong tổng số lô hàng nhập khẩu.
Tuy nhiên, cần đánh giá lại các luật hiện hành liên quan đến vấn đề quản lý và sử dụng hóa chất, dung môi. Đơn cử, doanh nghiệp có được nhập khẩu và mua đi - bán lại, hoặc việc phân phối và sử dụng có đúng mục tiêu phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh như khai báo? Hiện nay, một số hóa chất, dung môi không nằm trong danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên vẫn được kinh doanh bình thường trên thị trường.
Tăng cường kiểm soát
Thời gian gần đây, thực hiện Kế hoạch số 410/KH-BCĐ389, ngày 14-6-2017 của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia về tăng cường công tác đấu tranh, kiểm tra, kiểm soát, chống buôn lậu, gian lận thương xăng dầu (gọi tắt là Kế hoạch 410), tại TPHCM đã hoàn thành cơ bản công tác dán tem thuế vào các trụ bơm xăng dầu trên địa bàn vào ngày 23-10-2017.
Mặt khác, lực lượng chức năng TPHCM cũng đã kiểm tra 75 trường hợp, trong đó phát hiện 6 trường hợp vi phạm và xử phạt hơn 112 triệu đồng, rơi vào những trường hợp không niêm yết thông báo phát hành hóa đơn theo đúng quy định, sử dụng chứng chỉ kiểm định phương tiện đo xăng dầu đã hết hiệu lực... Mặc dù vậy, việc thực hiện Kế hoạch 410 đã xuất hiện những khó khăn như chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể và quy định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu khi có nhân viên thuộc doanh nghiệp phát sinh hành vi tự ý gian lận lượng xăng dầu bán ra; mức phạt tiền đối với hành vi mua, bán xăng dầu có chất lượng không phù hợp với quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, theo quy định hiện hành thì khó có cơ sở để xác định.
Trước thực trạng trên, ông Nguyễn Văn Bách, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường TPHCM, kiến nghị cần bổ sung quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp khi phát sinh hành vi gian lận lượng xăng dầu bán ra tại thời điểm kinh doanh. Đồng thời, kịp thời sửa đổi, bổ sung Điều 66, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa để tạo điều kiện thuận lợi cũng như cơ sở pháp lý cho lực lượng chức năng tăng cường công tác đấu tranh, kiểm tra, kiểm soát, chống buôn lậu, gian lận thương xăng dầu.
Bên cạnh đánh giá cao những kết quả TPHCM đạt được trong việc thực hiện Kế hoạch 410, ông Đàm Thanh Thế, Chánh văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, cho rằng lực lượng chức năng thành phố cần đẩy mạnh triển khai những chương trình hành động trọng tâm. Trong đó, tập trung kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp có biểu hiện vi phạm như đưa tạp chất, hóa chất vào pha chế xăng dầu; sản xuất kinh doanh xăng dầu không đảm bảo tiêu chuẩn đo lường chất lượng...
Ông Đàm Thanh Thế nhấn mạnh, là một trong những địa phương nhập khẩu xăng dầu nhiều nhất cũng như chiếm số lượng lớn doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực xăng dầu, TPHCM cần có nhiều giải pháp đồng bộ trong nghiên cứu các phương thức quản lý, giám sát hiệu quả hơn. Đặc biệt, trong thời gian tới, để đảm bảo công tác quản lý lĩnh vực xăng dầu trên địa bàn và thực hiện hiệu quả Kế hoạch 410, lực lượng chức năng tại TPHCM khẩn trương triển khai phối hợp liên ngành và với các địa phương lân cận trong việc tăng cường công tác thông tin, đề xuất giải pháp xử lý kịp thời đối với những vụ việc nghiêm trọng liên quan đến lĩnh vực xăng dầu.