Quốc lộ 24 bị cắt đứt, giao thông giữa Kon Tum và Quảng Ngãi tê liệt

(SGGPO).- Tối 15-11, ông Nguyễn Đức Thọ, Chủ tịch UBND xã Pờ Ê, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum cho biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh tăng cường, từ 15 giờ ngày 14-11 đến 17 giờ ngày 15-11, trên địa bàn xã Pờ Ê liên tục có mưa to.
Quốc lộ 24 bị cắt đứt, giao thông giữa Kon Tum và Quảng Ngãi tê liệt

(SGGPO).- Tối 15-11, ông Nguyễn Đức Thọ, Chủ tịch UBND xã Pờ Ê, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum cho biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh tăng cường, từ 15 giờ ngày 14-11 đến 17 giờ ngày 15-11, trên địa bàn xã Pờ Ê liên tục có mưa to.

Do lượng mưa quá lớn nên đã xuất hiện lũ ống, lũ quét trên địa bàn. Đến 16 giờ ngày 15-11, quốc lộ 24 đi qua địa bàn xã Pờ Ê đã bị sạt lở 5 điểm (phía ta-luy dương) và 1 điểm bị lũ cuốn trôi hoàn toàn, khiến xã Pờ Ê bị cô lập. Việc quốc lộ 24 bị chia cắt khiến lưu thông, đi lại giữa hai tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi tê liệt hoàn toàn.

Quốc lộ 24 sạt lở khiến giao thông đi lại giữa hai tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi tê liệt

Quốc lộ 24 sạt lở khiến giao thông đi lại giữa hai tỉnh Kon Tum và Quảng Ngãi tê liệt

Đêm 15-11, do thủy điện An Khê – Ka Nak xả lũ với lưu lượng rất lớn (gần 3.000m3/giây), các phường An Phước, Ngô Mây, Tây Sơn… của thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai) bị ngập chìm trong biển nước. Do lũ về quá nhanh, đã có hơn 200 ngôi nhà của người dân thị xã An Khê bị chìm sâu trong nước, hàng trăm con bò, heo của bà con đã chết ngộp dưới dòng nước dữ.

Lực lượng bộ đội của Sư đoàn bộ binh 2 (thuộc Quân khu 5) đã tỏa về các phường, xã của thị xã An Khê, ứng trực 24/24 giờ tại các vùng thấp, trũng, vùng bị ngập nước để tổ chức di dời dân cùng tài sản đến nơi an toàn. Song, do đêm tối, cộng với nước đổ về hạ lưu với cường độ mạnh nên các nỗ lực ứng cứu của bộ đội cũng gặp rất nhiều khó khăn.


 Tin, ảnh: ĐỨC TRUNG

Thông tin liên quan

 Tây Nguyên: Mưa to trên diện rộng, nước lũ dâng cao

Tin cùng chuyên mục