Bộ Tài chính cho biết, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tại Nghị quyết số 01/NQ- CP và Chỉ thị số 31/CT- TTg yêu cầu hoàn thiện cơ chế quản lý ô tô theo hướng khoán kinh phí sử dụng áp dụng đối với chức danh thứ trưởng và tương đương. Việc khoán bắt buộc công đoạn đưa đón từ nơi ở đến cơ quan áp dụng đối với nhiều đối tượng ở cả trung ương, địa phương và tại các tập đoàn kinh tế, trong đó có chức danh thứ trưởng và tương đương. Nay nghị định này quy định cả trường hợp khoán đối với các chức danh theo hệ số từ 1,25 trở lên đi từ nơi ở đến nơi làm việc và chưa thực hiện khoán xe khi đi họp trong nội thành. Tuy nhiên, một số bộ ngành đề nghị khoán cả đối với những cán bộ có phụ cấp chức vụ từ 0,7 - 1,25 đi họp.
Dự thảo cũng quy định quyết định phương án khoán xe công là do các bộ, cơ quan trung ương, tập đoàn kinh tế, UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phù hợp với thực trạng quản lý, sử dụng xe, điều kiện thực tế tại các bộ, cơ quan trung ương, địa phương và doanh nghiệp nhà nước đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Trong đó, cũng có quy định, việc khoán kinh phí phải được xác định theo từng công đoạn: đưa, đón từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại đối với chức danh thứ trưởng và tương đương; đi công tác đối với các chức danh có tiêu chuẩn sử dụng ô tô phục vụ công tác chung.
Theo dự thảo này, “biên chế” sử dụng xe công cho một số cơ quan như cục, vụ và tổ chức tương đương thuộc bộ bị giảm. Cụ thể sẽ giảm định mức so với hiện hành là 2 xe/cục và 1 xe/vụ xuống còn 1 xe/đơn vị (đối với đơn vị có số biên chế được duyệt từ 50 người trở lên) và 1 xe/2 đơn vị (đối với đơn vị có số biên chế được duyệt dưới 50 người)… Việc xác định định mức trên cơ sở số lượng biên chế nhằm đảm bảo phù hợp nhu cầu sử dụng và khối lượng công việc của các cơ quan, tổ chức, đơn vị (vì biên chế được giao phản ánh trên khối lượng công việc). Đồng thời, để thực hiện định hướng giảm đầu xe công, mở rộng áp dụng khoán hoặc thuê dịch vụ ô tô, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ cho phép giữ quy định việc xác định định mức xe theo tiêu chí biên chế.
Dự thảo cũng quy định quyết định phương án khoán xe công là do các bộ, cơ quan trung ương, tập đoàn kinh tế, UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phù hợp với thực trạng quản lý, sử dụng xe, điều kiện thực tế tại các bộ, cơ quan trung ương, địa phương và doanh nghiệp nhà nước đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Trong đó, cũng có quy định, việc khoán kinh phí phải được xác định theo từng công đoạn: đưa, đón từ nơi ở đến cơ quan và ngược lại đối với chức danh thứ trưởng và tương đương; đi công tác đối với các chức danh có tiêu chuẩn sử dụng ô tô phục vụ công tác chung.
Theo dự thảo này, “biên chế” sử dụng xe công cho một số cơ quan như cục, vụ và tổ chức tương đương thuộc bộ bị giảm. Cụ thể sẽ giảm định mức so với hiện hành là 2 xe/cục và 1 xe/vụ xuống còn 1 xe/đơn vị (đối với đơn vị có số biên chế được duyệt từ 50 người trở lên) và 1 xe/2 đơn vị (đối với đơn vị có số biên chế được duyệt dưới 50 người)… Việc xác định định mức trên cơ sở số lượng biên chế nhằm đảm bảo phù hợp nhu cầu sử dụng và khối lượng công việc của các cơ quan, tổ chức, đơn vị (vì biên chế được giao phản ánh trên khối lượng công việc). Đồng thời, để thực hiện định hướng giảm đầu xe công, mở rộng áp dụng khoán hoặc thuê dịch vụ ô tô, Bộ Tài chính đã trình Chính phủ cho phép giữ quy định việc xác định định mức xe theo tiêu chí biên chế.