Hỏi: Tác giả của “Tôn tử binh pháp” là ai? Nội dung của “Tôn tử binh pháp” là gì? Phải chăng “Tôn tử binh pháp” đến nay vẫn còn giá trị và được tướng lĩnh thời hiện đại nghiên cứu, tham khảo?
Nguyễn Sĩ Huân (Quận Đống Đa, Hà Nội)
KHÁNH TƯỜNG: Tác giả sách Tôn tử binh pháp là Tôn Vũ, một trong mười nhà quân sự vĩ đại của Trung Quốc, sống vào thời Xuân Thu.
Tôn tử binh pháp chỉ có hơn 7.000 chữ, lời văn cực kỳ đơn giản nhưng nội dung lại vô cùng phong phú. Sách gồm 13 thiên:
1. Kế thiên (Tính toán lo liệu)
2. Tác chiến (Chuẩn bị chiến tranh)
3. Mưu công (Dùng mưu lược để thắng địch)
4. Hình thiên (Thực lực quân sự và biểu hiện bên ngoài)
5. Thế thiên (Tình thế)
6. Hư thực (Phân tán và tập trung binh lực)
7. Quân tranh (Hai bên tranh thắng)
8. Cửu biến (Thay đổi, linh hoạt)
9. Hành quân
10. Địa hình
11. Cửu địa thiên
12. Hỏa công
13. Gián điệp
Sách Tôn tử binh pháp từ thế kỷ 18 đã được dịch ra nhiều thứ tiếng như Pháp. Anh, Đức, Nga… Tôn tử binh pháp được các tướng lĩnh, các nhà quân sự trên thế giới đánh giá cao.