Ổ gà này hình thành từ việc tái lập mặt đường (sau đào đường) không đảm bảo chất lượng. Chỗ thì lồi lên, chỗ võng xuống tạo thành ổ gà... May là người phụ nữ có gắn chiếc gối đỡ đầu em bé vào tay lái xe nên khi xe sụp ổ gà, em bé ngồi trên ghế nhỏ bị đập mạnh đầu về phía trước và nhờ có gối đỡ nên không bị đau...
Vẫn biết, hầu hết hệ thống hạ tầng kỹ thuật đều nằm dưới lòng đường và mỗi khi cần sửa chữa, lắp đặt mới, đều phải... đào đường. Theo quy định, đào xong phải tái lập mặt đường bằng phẳng lại như cũ, nhưng thực tế, rất nhiều đơn vị đào đường đã không thực hiện việc đó mà chỉ làm qua loa! Có thể tìm dễ dàng nhận thấy những mặt đường lồi lõm, hư hỏng ngay sau khi tái lập ở rất nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố, từ trung tâm cho tới các quận, huyện ven...
Tôi đã có dịp trao đổi với một số nhà thầu thi công. Trả lời câu hỏi: Tại sao không thể tái lập mặt đường bằng phẳng? Họ nói, do khu vực đào đường có diện tích quá nhỏ hoặc quá hẹp nên không thể đưa xe lu lèn đến. Vì thế, cứ đổ đại đất cát lên... Chỗ lồi là do nhà thầu đổ trừ hao, hy vọng xe qua lại nhiều sẽ làm chỗ lồi lún xuống, còn chỗ lõm là do nhà thầu không trừ hao... Tôi nghĩ, trả lời như các nhà thầu là điều không thể chấp nhận được. Đường gồ ghề, lồi lõm... vừa gây nguy hiểm cho người đi đường vừa làm mất mỹ quan đô thị.
Hành vi này cần được xử lý nghiêm khắc. Ngành chức năng nên buộc các nhà thầu có giải pháp tái lập mặt đường đảm bảo an toàn và mỹ quan đô thị.
Theo một chuyên gia giao thông, tất cả chi phí tái lập mặt đường đảm bảo chất lượng đều đã được tính vào tổng chi phí của công trình. Do vậy, không có lý do về mặt tài chính nào để biện bạch cho vấn đề này (trừ trường hợp cố tình bớt xén vật tư và công lao động). Hơn nữa, ngày nay với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, trên thị trường Việt Nam đã có rất nhiều thiết bị giúp nhà thầu có thể tái lập mặt đường đúng quy định, đảm bảo chất lượng. Vấn đề, ngành chức năng khi thuê nhà thầu đào đường, sửa chữa, lắp đặt hệ thống hạ tầng kỹ thuật phải chọn cho được nhà thầu có năng lực, chuyên môn và sau đó, kiểm tra, giám sát công tác thi công, tái lập mặt đường của họ.
Vẫn biết, hầu hết hệ thống hạ tầng kỹ thuật đều nằm dưới lòng đường và mỗi khi cần sửa chữa, lắp đặt mới, đều phải... đào đường. Theo quy định, đào xong phải tái lập mặt đường bằng phẳng lại như cũ, nhưng thực tế, rất nhiều đơn vị đào đường đã không thực hiện việc đó mà chỉ làm qua loa! Có thể tìm dễ dàng nhận thấy những mặt đường lồi lõm, hư hỏng ngay sau khi tái lập ở rất nhiều tuyến đường trên địa bàn thành phố, từ trung tâm cho tới các quận, huyện ven...
Tôi đã có dịp trao đổi với một số nhà thầu thi công. Trả lời câu hỏi: Tại sao không thể tái lập mặt đường bằng phẳng? Họ nói, do khu vực đào đường có diện tích quá nhỏ hoặc quá hẹp nên không thể đưa xe lu lèn đến. Vì thế, cứ đổ đại đất cát lên... Chỗ lồi là do nhà thầu đổ trừ hao, hy vọng xe qua lại nhiều sẽ làm chỗ lồi lún xuống, còn chỗ lõm là do nhà thầu không trừ hao... Tôi nghĩ, trả lời như các nhà thầu là điều không thể chấp nhận được. Đường gồ ghề, lồi lõm... vừa gây nguy hiểm cho người đi đường vừa làm mất mỹ quan đô thị.
Hành vi này cần được xử lý nghiêm khắc. Ngành chức năng nên buộc các nhà thầu có giải pháp tái lập mặt đường đảm bảo an toàn và mỹ quan đô thị.
Theo một chuyên gia giao thông, tất cả chi phí tái lập mặt đường đảm bảo chất lượng đều đã được tính vào tổng chi phí của công trình. Do vậy, không có lý do về mặt tài chính nào để biện bạch cho vấn đề này (trừ trường hợp cố tình bớt xén vật tư và công lao động). Hơn nữa, ngày nay với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, trên thị trường Việt Nam đã có rất nhiều thiết bị giúp nhà thầu có thể tái lập mặt đường đúng quy định, đảm bảo chất lượng. Vấn đề, ngành chức năng khi thuê nhà thầu đào đường, sửa chữa, lắp đặt hệ thống hạ tầng kỹ thuật phải chọn cho được nhà thầu có năng lực, chuyên môn và sau đó, kiểm tra, giám sát công tác thi công, tái lập mặt đường của họ.