Để có được kết quả trên cũng như thực hiện mục tiêu mở rộng thị phần xuất khẩu sang 50 nước trên thế giới vào năm 2030, rất nhiều giải pháp đã được Chính phủ đẩy mạnh thực hiện như hoàn thiện hệ thống pháp luật, ban hành các luật, nghị định để cải thiện môi trường kinh doanh; phát huy vai trò của các tham tán thương mại như kênh kết nối giữa hàng hóa trong nước với thị trường nước ngoài; thực hiện đồng bộ các biện pháp thúc đẩy xuất khẩu kết hợp xúc tiến thương mại và xây dựng thương hiệu sản phẩm Việt. Ở trong nước, đẩy mạnh thực hiện cơ chế một cửa quốc gia, kiểm tra chuyên ngành, logistics…
Tuy nhiên, cùng với những nỗ lực từ phía Chính phủ, đại diện Bộ Công thương cho rằng, doanh nghiệp cũng cần chủ động hơn trong việc tiếp cận, tìm hiểu và đánh giá xu hướng thị trường, diễn biến nhu cầu của người tiêu dùng để chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp. Ngoài ra, cần chú trọng phát huy tiềm năng xuất khẩu những ngành hàng, sản phẩm vốn là thế mạnh của Việt Nam sang các thị trường có nhu cầu tiêu thụ phù hợp để khai thác tối đa giá trị gia tăng của hàng hóa. Đơn cử tại thị trường châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc… đang rất chuộng sản phẩm nông sản, các loại hạt, rau củ quả, dệt may, da giày của Việt Nam. Hiện kim ngạch xuất khẩu của nước ta vào các thị trường trên rất mạnh và thương hiệu hàng Việt đã có vị trí nhất định trong thị hiếu tiêu dùng của người dân tại những nước này. Bước tiếp theo, doanh nghiệp cần tăng hàm lượng giá trị xuất khẩu hàng hóa nói chung bằng cách đầu tư xây dựng thương hiệu kết hợp sự chuẩn hóa trong sản xuất để đạt chứng nhận tiêu chuẩn của các tổ chức độc lập, uy tín trên thế giới. Đây cũng là cơ sở để Bộ Công thương và tham tán thương mại Việt Nam tại các nước triển khai thực hiện giải pháp hỗ trợ quảng bá thương hiệu hàng Việt trên thị trường thế giới.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần có chiến lược xâm nhập thị trường một cách phù hợp, lâu dài. Có thể thuê tư vấn chiến lược tiếp cận thị trường, không nên nóng vội, xuất khẩu sản phẩm ồ ạt, giá thành thấp, gây ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu hàng Việt. Về phía cơ quan chức năng cần tăng cường đàm phán để tháo bớt rào cản kỹ thuật. Riêng với các địa phương, hiệp hội cần thông tin sớm cho tham tán để có kế hoạch bố trí hỗ trợ doanh nghiệp khi đưa hàng xuất khẩu hoặc giới thiệu tại thị trường các nước trên thế giới. Đặc biệt, các hiệp hội cần làm tốt chức năng cung cấp danh sách doanh nghiệp uy tín theo ngành hàng để tạo thuận lợi quảng bá thương hiệu, sản phẩm cho doanh nghiệp.
Song song đó, doanh nghiệp cũng cần phải cẩn trọng bởi tình trạng lừa đảo qua mạng rất nhiều và tinh vi. Theo đó, để giảm thiểu rủi ro xuất khẩu cần liên hệ chặt chẽ với thương vụ để được hỗ trợ tư vấn và xác định năng lực, uy tín của đối tác nhập khẩu.
Tuy nhiên, cùng với những nỗ lực từ phía Chính phủ, đại diện Bộ Công thương cho rằng, doanh nghiệp cũng cần chủ động hơn trong việc tiếp cận, tìm hiểu và đánh giá xu hướng thị trường, diễn biến nhu cầu của người tiêu dùng để chủ động xây dựng kế hoạch sản xuất phù hợp. Ngoài ra, cần chú trọng phát huy tiềm năng xuất khẩu những ngành hàng, sản phẩm vốn là thế mạnh của Việt Nam sang các thị trường có nhu cầu tiêu thụ phù hợp để khai thác tối đa giá trị gia tăng của hàng hóa. Đơn cử tại thị trường châu Âu, Mỹ, Hàn Quốc… đang rất chuộng sản phẩm nông sản, các loại hạt, rau củ quả, dệt may, da giày của Việt Nam. Hiện kim ngạch xuất khẩu của nước ta vào các thị trường trên rất mạnh và thương hiệu hàng Việt đã có vị trí nhất định trong thị hiếu tiêu dùng của người dân tại những nước này. Bước tiếp theo, doanh nghiệp cần tăng hàm lượng giá trị xuất khẩu hàng hóa nói chung bằng cách đầu tư xây dựng thương hiệu kết hợp sự chuẩn hóa trong sản xuất để đạt chứng nhận tiêu chuẩn của các tổ chức độc lập, uy tín trên thế giới. Đây cũng là cơ sở để Bộ Công thương và tham tán thương mại Việt Nam tại các nước triển khai thực hiện giải pháp hỗ trợ quảng bá thương hiệu hàng Việt trên thị trường thế giới.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần có chiến lược xâm nhập thị trường một cách phù hợp, lâu dài. Có thể thuê tư vấn chiến lược tiếp cận thị trường, không nên nóng vội, xuất khẩu sản phẩm ồ ạt, giá thành thấp, gây ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu hàng Việt. Về phía cơ quan chức năng cần tăng cường đàm phán để tháo bớt rào cản kỹ thuật. Riêng với các địa phương, hiệp hội cần thông tin sớm cho tham tán để có kế hoạch bố trí hỗ trợ doanh nghiệp khi đưa hàng xuất khẩu hoặc giới thiệu tại thị trường các nước trên thế giới. Đặc biệt, các hiệp hội cần làm tốt chức năng cung cấp danh sách doanh nghiệp uy tín theo ngành hàng để tạo thuận lợi quảng bá thương hiệu, sản phẩm cho doanh nghiệp.
Song song đó, doanh nghiệp cũng cần phải cẩn trọng bởi tình trạng lừa đảo qua mạng rất nhiều và tinh vi. Theo đó, để giảm thiểu rủi ro xuất khẩu cần liên hệ chặt chẽ với thương vụ để được hỗ trợ tư vấn và xác định năng lực, uy tín của đối tác nhập khẩu.