Tham gia đường dây giả danh công an lừa gần 6,5 tỷ đồng: Wu Tung I cùng 9 đồng phạm bị đề nghị truy tố

(SGGPO).- Ngày 29-8, Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Công an TPHCM đã tống đạt kết luận điều tra vụ án đến 10 bị can trong đường dây giả danh công an để lừa đảo qua điện thoại. Trong đó, Wu Tung I (quốc tịch Đài Loan - Trung Quốc, tên gọi khác là Ngô Đông Ích, 41 tuổi), Võ Ngọc Bích Hiền (30 tuổi, ngụ quận 7 TPHCM, sống chung như vợ chồng với Wu Tung I), Hồ Nhật Khánh (24 tuổi, ngụ TP Vĩnh Long tỉnh Vĩnh Long), Nguyễn Văn Phúc (27 tuổi, ngụ TP Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp), Lê Trần Lộc (23 tuổi, ngụ TP Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp), Phạm Văn Đông (23 tuổi, ngụ TP Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp), Lê Hoàng Tâm (24 tuổi, ngụ TP Vĩnh Long tỉnh Vĩnh Long), Nguyễn Đức Tài (22 tuổi, ngụ TP Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp), Huỳnh Thị Trinh (32 tuổi, ngụ TP Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp) cùng bị đề nghị truy tố về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Riêng Lê Thị Thủy Tiên (21 tuổi, bạn gái của Khánh) bị đề nghị truy tố về tội "Không tố giác tội phạm".
Tham gia đường dây giả danh công an lừa gần 6,5 tỷ đồng: Wu Tung I cùng 9 đồng phạm bị đề nghị truy tố

(SGGPO).- Ngày 29-8, Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Công an TPHCM đã tống đạt kết luận điều tra vụ án đến 10 bị can trong đường dây giả danh công an để lừa đảo qua điện thoại. Trong đó, Wu Tung I (quốc tịch Đài Loan - Trung Quốc, tên gọi khác là Ngô Đông Ích, 41 tuổi), Võ Ngọc Bích Hiền (30 tuổi, ngụ quận 7 TPHCM, sống chung như vợ chồng với Wu Tung I), Hồ Nhật Khánh (24 tuổi, ngụ TP Vĩnh Long tỉnh Vĩnh Long), Nguyễn Văn Phúc (27 tuổi, ngụ TP Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp), Lê Trần Lộc (23 tuổi, ngụ TP Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp), Phạm Văn Đông (23 tuổi, ngụ TP Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp), Lê Hoàng Tâm (24 tuổi, ngụ TP Vĩnh Long tỉnh Vĩnh Long), Nguyễn Đức Tài (22 tuổi, ngụ TP Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp), Huỳnh Thị Trinh (32 tuổi, ngụ TP Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp) cùng bị đề nghị truy tố về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Riêng Lê Thị Thủy Tiên (21 tuổi, bạn gái của Khánh) bị đề nghị truy tố về tội "Không tố giác tội phạm".

Wu Tung I, Nguyễn Văn Phúc, Hồ Nhật Khánh tại cơ quan điều tra

Cơ quan Cảnh sát Điều tra - Công an TPHCM xác  minh các bị can này nằm trong đường dây sử dụng thiết bị viễn thông công nghệ cao, thực hiện cuộc đàm thoại thông qua internet, giả mạo số thuê bao gọi trực tiếp đến nhiều số điện thoại cố định đăng ký tại TPHCM và các tỉnh lân cận để thông báo về việc nợ cước điện thoại, sau đó dò hỏi về thông tin cá nhân và tài sản. Khi xác định người bị hại có tiền gửi tiết kiệm trong các ngân hàng hoặc tiền mặt, những đối tượng trong đường dây hù dọa người bị hại có liên quan đến khoản tiền của các đối tượng tội phạm ma túy, rửa tiền mà cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án đang điều tra. Tiếp theo, các đối tượng yêu cầu người bị hại chuyển tiền vào tài khoản mà bọn chúng lập sẵn để chiếm đoạt.

* Ngày 29-8, có một số người bị hại đến Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (PC46 - Công an TPHCM) làm việc, thông tin thêm về việc bị lừa đảo. Bà Tr. (ngụ quận Bình Thạnh) cho biết vào ngày 15-8, bà đã nhận được cuộc gọi điện thoại báo nợ cước, sau đó người ở đầu dây bên kia tự xưng là đại úy Nguyễn Duy Ngọc và thượng tá Nguyễn Thanh Sơn của Công an TP Hà Nội đe đọa bà có liên quan đến đường dây rửa tiền quốc tế; đồng thời yêu cầu bà chuyển tiền vào tài khoản của cơ quan điều tra để kiểm chứng, nếu xác định số tiền này không liên quan tội phạm thì sẽ chuyển trả lại. Trong hai ngày 15 và 16-8, bà Tr. chuyển 3 đợt tổng cộng 1,06 tỷ đồng và bị rút ra chiếm đoạt hết.

Điều đáng nói, mặc dù trước đó công an phường đã tổ chức họp tổ dân phố tuyên truyền thủ đoạn lừa đảo trên nhưng người nhà bà Tr. đi họp về không nói lại cho bà biết. "Tôi đi làm từ sáng đến tối, không đọc báo, không xem ti vi nên không biết thủ đoạn lừa đảo này. Bọn chúng đóng giả công an như thật, nội dung đe dọa rất bài bản khiến tôi hoang mang, chỉ biết làm theo yêu cầu của chúng. Vì sợ dính díu đến pháp luật nên mới chuyển tiền cho bọn chúng. Nếu không hiểu biết, chuyện xui rủi này vẫn có thể xảy đến với bất cứ người nào. Từ trường hợp bị lừa của mình, tôi mong mọi người tăng cường cảnh giác, gặp những cuộc điện thoại như thế này cần phải bình tĩnh; vì cơ quan công an, viện kiểm sát khi điều tra vụ án không tùy tiện thu giữ tiền, làm việc gì cũng có giấy mời đàng hoàng chứ không nói qua điện thoại" – bà Tr., chia sẻ.

Bằng thủ đoạn tương tự, ngày 20-8 các đối tượng lừa đảo cũng đe dọa và buộc bà C. (ngụ huyện Hóc Môn) chuyển 300 triệu đồng vào tài khoản do bọn chúng chỉ định, sau đó rút ra chiếm đoạt. Mặc dù trước đó hai ngày, bà C. nhận được tin nhắn cảnh báo của Công an TPHCM vào máy điện thoại di động khuyến cáo về thủ đoạn gọi điện thoại để lừa đảo, hăm dọa, chiếm đoạt tiền nhưng bà vẫn bị "sập bẫy". 


ÁI CHÂN

Tin cùng chuyên mục