Thành công nhất là đổi mới được cách ra đề thi

Ngay sau khi kết thúc kỳ thi tuyển sinh ĐH 2004, Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Trần Văn Nhung, Trưởng ban chỉ đạo TS Nguyễn An Ninh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục:Có thể 50% bài thi đạt điểm trung bình Mặc dù đề thi năm nay được đánh giá tương đối dễ, nhưng theo tôi không có chuyện điểm thi sẽ cao vọt. Các nhà chuyên môn đã đánh giá đề thi ĐH, CĐ năm nay chỉ dành 1/2 số điểm cho những thí sinh có lực học trung bình, còn lại là những câu tương đối khó, chỉ có từ 15% – 20% số thí sinh có thể làm được. Ví dụ, trong mỗi đề thi không chỉ là phân bố số câu hỏi dễ và khó, mà là từng câu hỏi đã có những phần học sinh trung bình có thể làm được, ngược lại có những phần, dù chỉ là một ý rất nhỏ đòi hỏi thí sinh giỏi mới làm được... Tất nhiên, sẽ không có chuyện như kỳ thi ĐH, CĐ năm 2003 là chỉ có 14% tổng số thí sính dự thi đạt điểm trung bình 3 môn, với mức độ như đề thi năm nay, học sinh đỗ tốt nghiệp THPT có thể làm được khoảng 50%, với điều kiện em đó phải
Thành công nhất là đổi mới được cách ra đề thi

Ngay sau khi kết thúc kỳ thi tuyển sinh ĐH 2004, Thứ trưởng Bộ GD – ĐT Trần Văn Nhung, Trưởng ban chỉ đạo

TS Nguyễn An Ninh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục:
Có thể 50% bài thi đạt điểm trung bình

Mặc dù đề thi năm nay được đánh giá tương đối dễ, nhưng theo tôi không có chuyện điểm thi sẽ cao vọt. Các nhà chuyên môn đã đánh giá đề thi ĐH, CĐ năm nay chỉ dành 1/2 số điểm cho những thí sinh có lực học trung bình, còn lại là những câu tương đối khó, chỉ có từ 15% – 20% số thí sinh có thể làm được. Ví dụ, trong mỗi đề thi không chỉ là phân bố số câu hỏi dễ và khó, mà là từng câu hỏi đã có những phần học sinh trung bình có thể làm được, ngược lại có những phần, dù chỉ là một ý rất nhỏ đòi hỏi thí sinh giỏi mới làm được... Tất nhiên, sẽ không có chuyện như kỳ thi ĐH, CĐ năm 2003 là chỉ có 14% tổng số thí sính dự thi đạt điểm trung bình 3 môn, với mức độ như đề thi năm nay, học sinh đỗ tốt nghiệp THPT có thể làm được khoảng 50%, với điều kiện em đó phải ôn tập kỹ, nắm vững kiến thức phổ thông. Lúc này chưa nói chính xác điểm làm bài trung bình của thí sinh, nhưng theo tôi, có thể có tới 50% bài thi đạt điểm trung bình. Đề thi ĐH, CĐ đã cơ bản đạt mục tiêu mà Bộ GD – ĐT đề ra là: tạo ra một kỳ thi công bằng; đề thi như là một cái thước đo, có thể lọc được những thí sinh giỏi nhất đỗ vào ĐH.

tuyển sinh ĐH, CĐ 2004 đã có cuộc trao đổi với phóng viên báo chí những đánh giá xung quanh kỳ thi.

 

- Phóng viên: Để phục vụ 2 đợt thi, các trường đại học đã chuẩn bị 32.000 phòng thi, huy động gần 100.000 người tham gia công tác tuyển sinh... Như thế có nghĩa, kỳ thi tuyển sinh vẫn còn gây tốn kém cho gia đình thí sinh và xã hội, thưa Thứ trưởng?

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Trần Văn Nhung

- Thứ trưởng TRẦN VĂN NHUNG: 100.000 người phục vụ hơn 1 triệu lượt thí sinh thì cũng chưa phải là nhiều nhưng đúng là còn tốn kém. Theo tôi, hướng giải quyết cơ bản vẫn là tăng cường vai trò của Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, đẩy mạnh phân quyền cho các trường sẽ làm giảm bớt tốn kém cho gia đình thí sinh và xã hội. 

- Sau 3 năm thực hiện 3 chung (chung đợt, chung đề, chung kết quả), đã đến lúc, Bộ GD – ĐT có đánh giá về giải pháp này và xây dựng một chiến lược tuyển sinh dài hơi hơn, thưa Thứ trưởng?

- Đúng, tại hội nghị tuyển sinh đầu năm 2004, Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm cũng đã chỉ đạo Bộ GD – ĐT phải có tổng kết, đánh giá. Theo đề án, đổi mới tuyển sinh ĐH, CĐ đã được Thủ tướng phê duyệt thì 5 năm đầu tiên (2002-2007) sẽ thay đổi một số kỹ thuật tuyển sinh, tránh thay đổi đột ngột. Chắc chắn từ nay đến 2005 sẽ tiếp tục sử dụng giải pháp 3 chung, lấy tự luận làm nền tảng. Nhưng cũng ngay từ bây giờ, Bộ GD – ĐT đã chỉ đạo đưa trắc nghiệm vào các bậc học phổ thông (thi học kỳ, kiểm tra cuối tháng…), chuẩn bị ngân hàng câu hỏi, kỹ năng và đặc biệt là vấn đề dư luận xã hội để có thể đưa một phần trắc nghiệm vào thi tuyển sinh ĐH trong năm 2006. 

Về lâu dài, 3 chung sẽ tiếp tục được kế thừa và phát triển thêm. Chẳng hạn, chung đề được dư luận đánh giá rất tốt nên sẽ giữ lại. Trong khi đó, chung xét tuyển vẫn đang là bài toán rất khó. Vì vậy, đứng về mặt quản lý, câu hỏi đặt ra là Bộ có nên “ôm” cái đó mãi không hay là giao cho các trường. Đây là vấn đề sẽ được Bộ GD – ĐT nghiên cứu, điều chỉnh sau khi lấy ý kiến của các chuyên gia và các tầng lớp trong xã hội.

- Xin cảm ơn Thứ trưởng

VIỆT LAN 

Tin cùng chuyên mục