"Thanh minh", "Cốc vũ" là gì ?

Hoàng Anh
"Thanh minh", "Cốc vũ" là gì ?

Hỏi: Tôi thấy trên tờ lịch có ghi “thanh minh”, “cốc vũ”. Những từ đó có ý nghĩa gì?
 Trần Thành Công  (Suối Dầu, Diên Khánh, Khánh Hòa) 
 

"Thanh minh", "Cốc vũ" là gì ? ảnh 1

Hoàng Anh: Nông lịch (agricultural calendar) của Trung Hoa cổ đại chia một năm làm 4 mùa, gồm 24 tiết khí.
 
Mùa xuân có:
 1. Tiết lập xuân (đầu mùa xuân) ước chừng từ 5 đến 19-2 dương lịch. 2. Tiết vũ thủy: từ 19-2 đến 5-3. 3. Tiết kinh trập: từ 5-3 đến 20-3. 4. Tiết xuân phân (giữa mùa xuân) từ 20-3 đến 4 hay 5-4. 5. Tiết thanh minh: từ 4 hay 5-4 đến 20-4. 6. Tiết cốc vũ: từ 20-4 đến 5-5.

 Mùa hạ có:
 1. Tiết lập hạ (đầu mùa hè) từ 5-5 đến 21-5. 2. Tiết tiểu mãn: từ 21-5 đến 5-6. 3. Tiết mang chủng: từ 5-6 đến 21-6. 4. Tiết hạ chí (giữa mùa hè) từ 21-6 đến 7-7. 5. Tiết tiểu thử: từ 7-7 đến 23-7. 6. Tiết đại thử: từ 23-7 đến 7-8.
 
Mùa thu có:
 1. Tiết lập thu (đầu mùa thu) từ 7-8 đến 23-8. 2. Tiết xử thử: từ 23-8 đến 7-9. 3. Tiết bạch lộ: từ 7-9 đến 23-9. 4. Tiết thu phân (giữa mùa thu) từ 23-9 đến 8-10. 5. Tiết hàn lô: từ 8-10 đến 23-10. 6. Tiết sương giáng: từ 23-10 đến 7-11.

 Mùa đông có:
 1. Tiết lập đông (đầu mùa đông) từ 7-11 đến 22-11. 2. Tiết tiểu tuyết: từ 22-11 đến 7-12. 3. Tiết đại tuyết: từ 7-12 đến 22-12. 4. Tiết đông chí (giữa mùa đông) từ 22-12 đến 6-1. 5. Tiết tiểu hàn: từ 6-1 đến 21-1. 6. Tiết đại hàn: từ 21-1 đến 5-2

Tin cùng chuyên mục