Thêm nhiều nước phá giá đồng nội tệ

Lo ngại về các con nợ lớn châu Âu
Thêm nhiều nước phá giá đồng nội tệ

Cuộc khủng hoảng nợ công của Mỹ và EU chưa chấm dứt khiến cho giới đầu tư hoang mang, bắt đầu chuyển sang vàng và những đồng tiền khác an toàn hơn. Điều này dẫn đến việc nhiều nước có đồng tiền giá cao phải phá giá.

Một địa điểm xây dựng tại vùng bị động đất sóng thần.

Một địa điểm xây dựng tại vùng bị động đất sóng thần.

Lo ngại về các con nợ lớn châu Âu

Do các đồng tiền mất giá hoặc bị làm mất giá nên vàng được chọn là nơi đầu tư an toàn nhất. Do đó, thị trường vàng thế giới tiếp tục nóng lên với gần 1.675 USD/ounce  (ngày 4-8). Các nhà đầu tư cũng đang mong đợi Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ nâng lãi suất và các con nợ lớn ở châu Âu như Tây Ban Nha và Ý bán nhiều trái phiếu để giải quyết nợ công.

Theo Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và kinh doanh (CEBR), tổ chức chuyên cung cấp dự báo và phân tích kinh tế độc lập, nợ công của Ý sẽ tăng từ 128% GDP lên 150% GDP vào năm 2017 nếu lãi suất trái phiếu chính phủ vẫn dừng ở mức trên 6% hiện nay và kinh tế vẫn duy trì mức tăng trưởng 0,1% trong quý I/2011. Đối với Tây Ban Nha, tình hình có phần khả quan hơn do nợ công của nước này thấp hơn nhiều, trong trường hợp xấu nhất cũng không vượt quá 75% GDP. CEBR nhận định Tây Ban Nha thực sự có khả năng tránh được nguy cơ vỡ nợ công hoặc cơ cấu lại nợ.

Trong bối cảnh trên, các chính phủ Ý và Tây Ban Nha đang tìm cách nới lỏng sức ép đối với khu vực tài chính công của 2 nước này. Phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng Ý Silvio Berlusconi khẳng định Ý cần một kế hoạch hành động khẩn cấp để khôi phục đà tăng trưởng kinh tế.

Thủ tướng Tây Ban Nha Jose Luis Rodrigues Sapatero thừa nhận những rối loạn trên thị trường tài chính hiện nay còn kéo dài. Ông kêu gọi giới chức nước này cảnh giác và giữ liên lạc chặt chẽ với EU để có biện pháp đối phó kịp thời.

Nhật Bản cần lợi thế xuất khẩu

Theo AFP, Chính phủ Nhật Bản ngày 4-8 quyết định can thiệp làm giảm giá đồng yen. Lý do, Nhật Bản e ngại đồng yen lên giá quá mạnh sẽ gây hại cho tiến trình phục hồi sau trận động đất và sóng thần ngày 11-3. Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản Yoshihiko Noda nói: “Nếu xu hướng tăng giá của đồng yen tiếp tục, nó tác động tiêu cực lên nền kinh tế và sự ổn định tài chính của Nhật Bản trong bối cảnh Nhật Bản đang nỗ lực tái thiết thời kỳ hậu thảm họa”.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã tung tiền mua thêm nhiều tài sản và nâng mức thanh khoản thêm 10 ngàn tỷ yen, lên 50 ngàn tỷ yen (638 tỷ USD). BOJ tung tiền mua thêm tài sản thế chấp của các tập đoàn và chính phủ, mua trái phiếu chính phủ và tài trợ nhiều dự án công.

Hồi tháng 3, Nhật Bản lần đầu tiên can thiệp làm giảm giá đồng yen lúc đó đang ở mức cao nhất trong lịch sử là 1 USD = 76,25 yen. Sau đợt can thiệp lần này, 1 USD = 79,45 yen. Do giá USD và EUR giảm vì cuộc khủng hoảng nợ của Mỹ và EU nên các nhà đầu tư chuyển sang vàng và đồng yen. Hơn lúc nào hết, các công ty Nhật Bản đang rất cần một đồng yen yếu để hưởng lợi thế xuất khẩu sau khi doanh thu của họ sụt giảm mạnh sau thảm họa động đất sóng thần.

Trước khi Nhật Bản phá giá đồng yen, Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ (SNB) cũng đã hạ lãi suất từ 0,25% xuống gần mức 0 nhằm đưa tiền ra lưu thông sau khi các nhà đầu tư đổ dồn sang đồng franc của Thụy Sỹ. SNB đã tung tiền thêm vào các thị trường tiền tệ để chặn đứng đà tăng của đồng franc.

Đồng franc trước khi được can thiệp có giá cao kỷ lục với 1 farnc đổi được 1,1004 EUR và sau đó đã giảm xuống 1 franc=1,0790 EUR. Trong hai tháng qua, do khủng hoảng khu vực đồng EUR nên đồng franc Thụy Sỹ tăng giá 10% so với EUR.

Thụy Vũ

Tin cùng chuyên mục