Đối với Việt Nam, CBSA kết luận biên độ phá giá từ 3,7% - 15,4%, các nước khác là 4,5% - 28,4%; tùy nhà sản xuất, xuất khẩu cụ thể. CBSA sẽ áp thuế chống bán phá giá tạm thời tương ứng với mức biên độ bán phá giá nêu trên đối với hơn 66.000 tấn thép cốt bê tông của Việt Nam đã xuất sang Canada.
Trước đó vào đầu tháng 2-2021, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) cũng ban hành kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm ống đồng có xuất xứ từ Việt Nam. DOC cho rằng, ống đồng nhập khẩu từ Việt Nam bán phá giá tại Mỹ với biên độ 8,05% (thấp hơn nhiều so với cáo buộc ban đầu là 110%) và áp thuế chống bán phá giá sơ bộ với thuế suất tương ứng 8,05%. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm ống đồng của Việt Nam sang Mỹ trong năm 2019 và 2020 lần lượt là 151,1 triệu USD và 183,9 triệu USD, tương ứng 20.400 tấn và 24.900 tấn.
Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) khuyến nghị các doanh nghiệp xuất khẩu có liên quan của Việt Nam tiếp tục hợp tác đầy đủ với cơ quan điều tra của Canada và Mỹ, cũng như phối hợp với Cục Phòng vệ thương mại để có các hành động cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp Việt Nam.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Ký quỹ nhà ở hình thành trong tương lai: Có luật nhưng khó xử lý
-
Từ ngày 1-3, TPHCM tổng điều tra kinh tế năm 2021
-
“Bò Tây” ở Ninh Thuận
-
Lành mạnh hóa thị trường thương mại điện tử
-
Giá vàng SJC cao hơn thế giới 7 triệu đồng/lượng
-
Nông dân Mê Linh nuốt nước mắt, nhổ bỏ hàng trăm tấn củ cải vì không tiêu thụ được
-
Quy hoạch điện cần chính sách đặc thù
-
Đồng bằng sông Cửu Long: Lo nước ngọt mùa hạn mặn
-
Vốn FDI đăng ký đạt 5,46 tỷ USD
-
Bưởi Đồng Nai được người dân TPHCM “giải cứu”