Lấp lỗ hổng quản lý
Thỏa thuận trên được hình thành trong bối cảnh, dưới tác động của biến đổi khí hậu, Bắc cực đang ấm dần lên với mức nhiệt tăng cao gần gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu, khiến trữ lượng cá và mật độ phân bổ cá biến động mạnh, có thể tạo ra nguồn tài nguyên biển dồi dào cho các ngư dân trong trung và dài hạn. Tuy nhiên, các bên tham gia thỏa thuận muốn nghiên cứu kỹ hơn trước khi triển khai đánh bắt vì mục đích thương mại để tránh những hậu quả khó lường đối với hệ sinh thái khu vực.
Bộ trưởng Ngư nghiệp Canada Dominic Leblanc cho biết, nước này cùng với Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Đan Mạch, Iceland, Nhật Bản, Hàn Quốc, Na Uy, Nga và Mỹ đã nhất trí không tiến hành các hoạt động đánh bắt cá vì mục đích thương mại tại các vùng biển ngoài khơi trung tâm vùng biển Bắc cực, tạo điều kiện nghiên cứu kỹ hơn về hệ sinh thái của khu vực. Các bên cũng nhất trí trước khi triển khai hoạt động đánh bắt, mỗi thành viên đều phải xây dựng gói biện pháp bảo tồn và quản lý phù hợp. Ngoài ra, mỗi thành viên phải tôn trọng cam kết thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học và giám sát chung nhằm tìm hiểu kỹ hơn về hệ sinh thái đại dương Bắc cực, xem khu vực này có phù hợp để khai thác hải sản vì mục đích thương mại trong tương lai hay không. Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề môi trường, ngư nghiệp và hàng hải Karmenu Vella gọi thỏa thuận mang tính ràng buộc này là dấu mốc lịch sử, lấp đầy lỗ hổng trong hoạt động quản lý đại dương toàn cầu, bảo vệ hệ sinh thái biển cho thế hệ sau.
Nhiều hiểm họa tiềm tàng
Theo nghiên cứu mới nhất mang tên BIOACID - Các tác động sinh học của acid hóa đại dương vừa công bố, các đại dương trên trái đất đang acid hóa với tốc độ chưa từng có trong lịch sử, đe dọa tới đời sống của toàn bộ sinh vật biển trên thế giới. BIOACID là dự án nghiên cứu suốt 8 năm (2009-2017) do Chính phủ Đức tài trợ và Trung tâm Nghiên cứu đại dương GEOMAR Helmholtz điều phối, nhằm đánh giá đúng mức hơn về các tác động của acid hóa đại dương.
Theo nghiên cứu, acid hóa đại dương có khả năng khuếch đại tác động của biến đổi khí hậu, giảm khả năng hấp thụ carbon dioxide (CO2) của đại dương, cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh vật biển. Dù một số loài dù không chịu tác động trực tiếp từ acid hóa đại dương cũng sẽ không thể tránh được tác động gián tiếp từ những xáo động trong chuỗi thực phẩm hay thay đổi môi trường sống. Cuối cùng, những thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động khai thác biển của con người, từ đánh bắt cá cho tới các giá trị văn hóa và giải trí.
Giáo sư Ulf Riebesell đến từ Trung tâm Nghiên cứu đại dương GEOMAR Helmholtz đặt tại TP Kiel, cũng là người đứng đầu dự án BIOACID, cho biết trong giai đoạn 2004-2013, đại dương đã hấp thụ trung bình khoảng 25% tổng lượng CO2 thải ra môi trường từ hoạt động của con người; cùng với đó, nồng độ pH trung bình đo được trên bề mặt đại dương đã giảm từ 8,2 xuống 8,1. Mức giảm 0,1 này tương đương nồng độ acid tăng 30%, là mức tăng chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Trái đất.
Nghiên cứu kết luận, mức độ đe dọa từ acid đại dương hiện vẫn chưa thể đánh giá đầy đủ và khuyến cáo các chính phủ và giới hoạch định nên sớm có hành động để ngăn chặn các hiểm họa tiềm tàng đối với môi trường và nhân loại; tăng tương tác giữa doanh nghiệp, chính trị và xã hội để xây dựng lối sống và nền kinh tế bền vững, đẩy mạnh việc giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Thỏa thuận trên được hình thành trong bối cảnh, dưới tác động của biến đổi khí hậu, Bắc cực đang ấm dần lên với mức nhiệt tăng cao gần gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu, khiến trữ lượng cá và mật độ phân bổ cá biến động mạnh, có thể tạo ra nguồn tài nguyên biển dồi dào cho các ngư dân trong trung và dài hạn. Tuy nhiên, các bên tham gia thỏa thuận muốn nghiên cứu kỹ hơn trước khi triển khai đánh bắt vì mục đích thương mại để tránh những hậu quả khó lường đối với hệ sinh thái khu vực.
Bộ trưởng Ngư nghiệp Canada Dominic Leblanc cho biết, nước này cùng với Liên minh châu Âu (EU), Trung Quốc, Đan Mạch, Iceland, Nhật Bản, Hàn Quốc, Na Uy, Nga và Mỹ đã nhất trí không tiến hành các hoạt động đánh bắt cá vì mục đích thương mại tại các vùng biển ngoài khơi trung tâm vùng biển Bắc cực, tạo điều kiện nghiên cứu kỹ hơn về hệ sinh thái của khu vực. Các bên cũng nhất trí trước khi triển khai hoạt động đánh bắt, mỗi thành viên đều phải xây dựng gói biện pháp bảo tồn và quản lý phù hợp. Ngoài ra, mỗi thành viên phải tôn trọng cam kết thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học và giám sát chung nhằm tìm hiểu kỹ hơn về hệ sinh thái đại dương Bắc cực, xem khu vực này có phù hợp để khai thác hải sản vì mục đích thương mại trong tương lai hay không. Ủy viên châu Âu phụ trách vấn đề môi trường, ngư nghiệp và hàng hải Karmenu Vella gọi thỏa thuận mang tính ràng buộc này là dấu mốc lịch sử, lấp đầy lỗ hổng trong hoạt động quản lý đại dương toàn cầu, bảo vệ hệ sinh thái biển cho thế hệ sau.
Nhiều hiểm họa tiềm tàng
Theo nghiên cứu mới nhất mang tên BIOACID - Các tác động sinh học của acid hóa đại dương vừa công bố, các đại dương trên trái đất đang acid hóa với tốc độ chưa từng có trong lịch sử, đe dọa tới đời sống của toàn bộ sinh vật biển trên thế giới. BIOACID là dự án nghiên cứu suốt 8 năm (2009-2017) do Chính phủ Đức tài trợ và Trung tâm Nghiên cứu đại dương GEOMAR Helmholtz điều phối, nhằm đánh giá đúng mức hơn về các tác động của acid hóa đại dương.
Theo nghiên cứu, acid hóa đại dương có khả năng khuếch đại tác động của biến đổi khí hậu, giảm khả năng hấp thụ carbon dioxide (CO2) của đại dương, cũng như ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống sinh vật biển. Dù một số loài dù không chịu tác động trực tiếp từ acid hóa đại dương cũng sẽ không thể tránh được tác động gián tiếp từ những xáo động trong chuỗi thực phẩm hay thay đổi môi trường sống. Cuối cùng, những thay đổi này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động khai thác biển của con người, từ đánh bắt cá cho tới các giá trị văn hóa và giải trí.
Giáo sư Ulf Riebesell đến từ Trung tâm Nghiên cứu đại dương GEOMAR Helmholtz đặt tại TP Kiel, cũng là người đứng đầu dự án BIOACID, cho biết trong giai đoạn 2004-2013, đại dương đã hấp thụ trung bình khoảng 25% tổng lượng CO2 thải ra môi trường từ hoạt động của con người; cùng với đó, nồng độ pH trung bình đo được trên bề mặt đại dương đã giảm từ 8,2 xuống 8,1. Mức giảm 0,1 này tương đương nồng độ acid tăng 30%, là mức tăng chưa từng có tiền lệ trong lịch sử Trái đất.
Nghiên cứu kết luận, mức độ đe dọa từ acid đại dương hiện vẫn chưa thể đánh giá đầy đủ và khuyến cáo các chính phủ và giới hoạch định nên sớm có hành động để ngăn chặn các hiểm họa tiềm tàng đối với môi trường và nhân loại; tăng tương tác giữa doanh nghiệp, chính trị và xã hội để xây dựng lối sống và nền kinh tế bền vững, đẩy mạnh việc giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch.