Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM Lê Hoài Nam vừa có văn bản chỉ đạo các trường THPT công lập trên địa bàn TPHCM lập kế hoạch đầu tư xây dựng thư viện thông minh nhằm thực hiện Đề án “Giáo dục thông minh và học tập suốt đời tại TPHCM giai đoạn 2021-2030” do UBND TPHCM phê duyệt và ban hành.
Ngày 20-12, Đồn Biên phòng Hướng Lập (Bộ đội Biên phòng Quảng Trị) cho biết, đơn vị vừa phối hợp với nhóm thiện nguyện Chia sẻ - Sharing tổ chức khánh thành, đưa vào sử dụng công trình “Tổ công tác Xà Đưng – Thư viện biên giới”.
Ngày 11-12, Thư viện Container thứ 8 và 9 do Hội Doanh nhân trẻ TPHCM thực hiện đã khánh thành, đưa vào sử dụng tại Trường THCS An Cơ và Trường Tiểu học Long Vĩnh (tỉnh Tây Ninh). Thư viện được thiết kế độc đáo trong container với hơn 2.000 đầu sách đủ thể loại cùng thiết bị hiện đại, không gian mát mẻ đã thu hút đông đảo học sinh đến đọc sách.
Các bộ ngành liên tục ban hành Thông tư mới về tiêu chuẩn công chức, viên chức. Sau đây là bảng tổng hợp các chức danh công chức, viên chức được bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học:
Những ngày hè, nhiều bạn trẻ đã tìm đến không gian đọc sách tại Nhà văn hóa Tổ dân phố 1, phường Chánh Lộ, TP Quảng Ngãi, đây là thư viện sách cộng đồng, nơi bạn trẻ đọc sách, mượn sách miễn phí.
“Trong thời đại công nghệ 4.0 và chuyển đổi số, việc ứng dụng công nghệ sẽ góp phần thúc đẩy các mục tiêu, chia sẻ kiến thức của nhân loại dễ dàng hơn bao giờ hết. Chuyển đổi số trong lĩnh vực thư viện góp phần quan trọng phát triển văn hóa đọc và kỹ năng đọc; xây dựng cộng đồng học tập, xã hội học tập và học tập suốt đời; hướng đến nền giáo dục thông minh và thế hệ công dân số”, Th.S Hà Duy Bình bày tỏ.
Ngày 1-7, Sở GD-ĐT TPHCM đã có văn bản gửi các đơn vị trường học trên địa bàn thành phố về yêu cầu thực hiện nghiêm quy định sử dụng sách giáo khoa và sách tham khảo trong cơ sở giáo dục phổ thông.
Chuyển đổi số hoạt động không phải là vấn đề mới đối với ngành thư viện, thậm chí ngành này đã ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động khá sớm. Song cũng dễ dàng thể nhận thấy, mặc dù có quá trình ứng dụng công nghệ khá dài nhưng hiệu quả tại thời điểm này rất thấp. Tính kết nối, liên thông, chia sẻ yếu khiến cho người đọc không còn mặn mà với thư viện.
Trong tiến trình phát triển văn hóa đọc, ngoài sự chung tay của các cơ quan ban ngành, gần đây còn có sự tham gia của nhiều đơn vị tư nhân thông qua việc thành lập những không gian đọc hấp dẫn.
Nằm trong khu đô thị FPT (phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn), Thư viện Olive Gallery là thư viện tư nhân đầu tiên ở Đà Nẵng thu hút rất đông bạn đọc trẻ đặc biệt là những người yêu sách và hội họa.
Nhiều năm qua, TPHCM đã đầu tư khá lớn về cơ sở vật chất cho hệ thống các thiết chế văn hóa phục vụ đời sống tinh thần của người dân từ cơ sở đến quận huyện và TP.
“Em uống trà hay cà phê?”, đó là câu hỏi đầu tiên của chị Nguyễn Thị Giang, thủ thư Thư viện cộng đồng VSE, mỗi khi có bạn đọc đến mượn sách. Thư viện được đặt ngay tại trung tâm thành phố (số 6 Phan Kế Bính, phường Đa Kao, quận 1, TPHCM) và đang là điểm đến của nhiều bạn trẻ.
Nhằm đảm bảo nhu cầu tiếp cận thông tin, tri thức phục vụ học tập và phát triển văn hóa đọc trong bối cảnh cả nước chung tay đẩy lùi dịch bệnh, Bộ VH-TT-DL khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia phối hợp, tổ chức các hoạt động phục vụ sách, báo và các hoạt động thư viện tại vùng dịch.
Những năm qua, ngành thư viện đã góp phần không nhỏ vào tiến trình phát triển của văn hóa đọc. Khi dịch Covid-19 bùng phát, các hoạt động của thư viện tại TPHCM gần như “đóng băng”, không thể phục vụ tại chỗ.
Chuyến xe khoa học là phòng học di động, có trang bị hệ thống máy tính kết nối internet; hệ thống thiết bị kính VR (kính thực tế ảo) kèm các bài giảng kiến thức về khoa học; thư viện sách về các lĩnh vực khoa học sáng tạo; hệ thống bài giảng, kiến thức về các lĩnh vực dành cho học sinh, thanh niên và người dân tại địa phương.
Hơn 14.000 cuốn sách ở thư viện xóm Đảo của anh Nguyễn Văn Pháp (thôn Bình Thành, xã Hành Nhân, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi) là thành quả nhiều năm tích góp. Anh xây dựng thư viện miễn phí mở cửa mỗi ngày cho các em học sinh đến tìm đọc.
Chính phủ vừa phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số ngành thư viện đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Đây được cho là một bước tiến quan trọng nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là công nghệ số, nâng cao năng lực hoạt động của các thư viện và hình thành mạng lưới thư viện hiện đại.
Ngày 27-1, tại Hà Nội, thư viện Dream Plus Library chính thức hoạt động đã đem đến cho bạn đọc nhỏ tuổi một không gian giao lưu, trải nghiệm văn hóa mới.