Thừa Thiên – Huế: Giới thiệu chủ quyền biển đảo nơi công cộng

Chiều nay 26-1, trao đổi với phóng viên Báo SGGP điện tử, ông Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, đơn vị đang triển khai lắp đặt bản đồ khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Ga Huế, Trung tâm Văn hóa thông tin tỉnh Thừa Thiên – Huế, Điện Thái Hòa (Đại Nội Huế) và Bảo tàng Lịch sử cách mạng tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Thừa Thiên – Huế: Giới thiệu chủ quyền biển đảo nơi công cộng

(SGGPO). - Chiều nay 26-1, trao đổi với phóng viên Báo SGGP điện tử, ông Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao & Du lịch tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, đơn vị đang triển khai lắp đặt bản đồ khẳng định chủ quyền Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Ga Huế, Trung tâm Văn hóa thông tin tỉnh Thừa Thiên – Huế, Điện Thái Hòa (Đại Nội Huế) và Bảo tàng Lịch sử cách mạng tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Bản đồ khảng định chủ quyền Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Ga Huế.

Bản đồ khảng định chủ quyền Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa tại Ga Huế.

Tại mỗi điểm nêu trên được bố trí các tấm bản đồ lớn gồm: Đại Nam nhất thống toàn đồ (xuất bản 1834, dưới triều Minh Mạng), An Nam đại quốc họa đồ (năm 1838), Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ (năm 1904, thời nhà Thanh), bản đồ các đài khí tượng Đông Dương (năm 1940). Tất cả các bản đồ được chú thích bằng tiếng Việt, Trung, Anh để người dân, du khách trong và ngoài nước dễ dàng nắm bắt thông tin.

Châu bản khẳng định chủ quyền Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa có chuẩn y của vua Bảo Đại do nhà nghiên cứu Phan Thuận An sưu tầm.

Châu bản khẳng định chủ quyền Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa có chuẩn y của vua Bảo Đại do nhà nghiên cứu Phan Thuận An sưu tầm.

Trước đó, chính quyền và nhân dân Thừa Thiên - Huế tổ chức gắn tên đường Hoàng Sa tại thị trấn ven biển Thuận An, huyện Phú Vang. Tuyến đường dài 2km, điểm đầu nối với đường Nguyễn Văn Tuyết, điểm cuối giáp Đồn Biên phòng Cửa khẩu Thuận An.

Đại diện làng Mỹ Lợi, xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế hiến tặng văn bản khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam cho cơ quan chức năng.

Đại diện làng Mỹ Lợi, xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế hiến tặng văn bản khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam cho cơ quan chức năng.

Trong số những văn bản, tài liệu quý giá khẳng định chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam phải kể đến hai tờ Châu bản có chữ ký của vua Bảo Đại (1926 - 1945) viết trên giấy cỡ 21,5 x 31cm. Đây là những chứng cứ lịch sử và pháp lý khẳng định chủ quyền Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa do nhà nghiên cứu Phan Thuận An tìm thấy trong tủ sách gia đình ở phủ Ngọc Sơn Công chúa (tọa lạc tại 31 Nguyễn Chí Thanh, TP Huế).

Hai tờ Châu bản này đều có bút tích Ngự phê của vua Bảo Đại, với nội dung liên quan đến việc ban thưởng cho các cá nhân, tổ chức có công trong việc gìn giữ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Đặc biệt, người dân xã Vinh Mỹ, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế còn tìm ra một văn bản pháp lý khẳng định chủ quyền quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã được lập cách đây hơn 250 năm và được lưu giữ tại đình làng Mỹ Lợi. Văn bản này có từ năm Quý Hợi năm 1743 được viết trên giấy dó, có nội dung xử lý một vụ kiện giữa làng Mỹ Lợi và làng An Bằng về việc nộp thuế vỏ tàu khai thác sản vật tại Hoàng Sa...

V.V.T.

Văn Thắng

Tin cùng chuyên mục