Chủ trương khuyến khích tích tụ, tập trung ruộng đất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp đã được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và tiếp tục được khẳng định trong văn kiện Đại hội XII của Đảng, đó là “khuyến khích tập trung ruộng đất, phát triển trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp phù hợp về quy mô và điều kiện của từng vùng”. Sau nhiều năm được xem xét thận trọng, vấn đề mở rộng hạn điền, tích tụ ruộng đất đã có nhiều chuyển biến mới. Tuy nhiên, cơ chế, chính sách, phương thức và cách làm phù hợp với tình hình thực tế và yêu cầu của quá trình phát triển về tích tụ đất đai vẫn chưa có cơ chế pháp lý chặt chẽ, hiệu quả về kinh tế và xã hội chưa thể hiện rõ.
Tại ĐBSCL, hơn 10 năm trước, huyện Thoại Sơn (An Giang) đã bắt đầu quá trình tích tụ ruộng đất bằng cách nhà nước đứng ra bảo đảm cho những hộ sản xuất lớn thuê lại những ô ruộng nhỏ kề bên để có ô ruộng lớn hơn. Nông dân cho thuê ruộng sau đó được…làm thuê trên mảnh đất của mình. Quyền sở hữu đất đai vẫn còn đó nhưng nhờ áp dụng đồng bộ tiến bộ khoa học kỹ thuật, năng suất tăng lên thấy rõ và chi phí sản xuất cũng giảm hẳn nên lợi nhuận cao hơn.
Tại ĐBSCL, hơn 10 năm trước, huyện Thoại Sơn (An Giang) đã bắt đầu quá trình tích tụ ruộng đất bằng cách nhà nước đứng ra bảo đảm cho những hộ sản xuất lớn thuê lại những ô ruộng nhỏ kề bên để có ô ruộng lớn hơn. Nông dân cho thuê ruộng sau đó được…làm thuê trên mảnh đất của mình. Quyền sở hữu đất đai vẫn còn đó nhưng nhờ áp dụng đồng bộ tiến bộ khoa học kỹ thuật, năng suất tăng lên thấy rõ và chi phí sản xuất cũng giảm hẳn nên lợi nhuận cao hơn.
Tại Đồng Tháp, từ năm 2015 đến nay, tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm khuyến khích nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã tăng quy mô sản xuất: Tư vấn, tập huấn quản lý, tập huấn kiến thức quản lý - kiến thức sản xuất cho hộ sản xuất có quy mô trang trại trở lên (3ha); tạo điều kiện để ngân hàng cho vay và hỗ trợ 50% lãi suất cho các hộ vay để thuê đất, để san bằng mặt ruộng bằng tia lazer. Đến nay, toàn tỉnh đã có gần 600ha đất được tích tụ với nhiều hình thức, hầu hết đều mang hiệu quả cao hơn so với trước; nhất là đối với người cho thuê đất (thu nhập từ cho thuê; từ công việc khác như chăn nuôi, trồng cây cảnh, làm thuê cho các doanh nghiệp)…
Để khuyến khích việc tích tụ, tập trung đất đai trong sản xuất nông nghiệp, thời gian qua, tỉnh Tiền Giang cũng đã triển khai thực hiện nhiều chính sách nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân phát triển sản xuất theo hướng sản xuất quy mô lớn. Trong đó, mô hình tập trung ruộng đất qua phát triển kinh tế trang trại đang mang lại hiệu quả rất cao. Hiện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có 410 trang trại (tăng gấp 2,5 lần so năm 2011); trong đó quy mô trang trại có diện tích lớn nhất thuộc lĩnh vực trồng trọt (bình quân 15,3ha/trang trại). Hay như ở Sóc Trăng, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang… mô hình cánh đồng lớn hình thành gần 10 năm nay đã chứng minh sản xuất quy mô lớn sẽ tạo ra giá trị hàng hóa lớn, đảm bảo lợi nhuận và đầu ra nông sản bền vững.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có quy định rõ ràng về việc hỗ trợ doanh nghiệp thuê lại hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp của nông dân nên việc triển khai các dự án đầu tư của doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn còn gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp có tiềm lực rất cần tích tụ ruộng đất để giải phóng năng lượng lao động, ứng dụng khoa học công nghệ để tạo giá trị gia tăng cao. Và một trong những rào cản lớn khiến doanh nghiệp ngại đầu tư vào nông nghiệp chính là thiếu đất sản xuất, do đó, chưa huy động được tất cả các thành phần kinh tế tham gia vào cuộc cùng quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp.
Có thể thấy, vấn đề tích tụ ruộng đất thời gian qua đã được đề cập khá nhiều, nhưng với nhiều lo lắng và có phần né tránh, vì một loạt những băn khoăn như nếu không tiến hành thận trọng, tích tụ ruộng đất sẽ trở thành như bắt bí hộ đói nghèo để mua được đất giá rẻ, hoặc thu hồi đất “bờ xôi, ruộng mật”, lập dự án treo, hay phân lô bán nhằm làm giàu bất chính vì lợi ích của một nhóm người nào đó; hay có thể làm nảy sinh tầng lớp địa chủ mới...
Nhìn trên tổng thể, việc tích tụ ruộng đất vẫn đang là một bức tranh manh mún và còn quá nhiều rào cản trên con đường đến giấc mơ đại điền của người nông dân. Chính vì thế, mới đây, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TN-MT chủ trì, phối hợp với Ban Kinh tế trung ương, Bộ NN-PTNT, Bộ KH-ĐT và các cơ quan liên quan chuẩn bị nội dung hội nghị vào quý 3 năm nay, bàn về giải pháp thúc đẩy tập trung đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp. Nông dân, doanh nghiệp đang kỳ vọng hội nghị sẽ đánh giá được thực trạng, nhu cầu thực tiễn, kinh nghiệm và sự cần thiết phải tích tụ, tập trung đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế-xã hội; xác định rõ các khó khăn, vướng mắc, các bất cập chủ yếu trong quá trình thực hiện tích tụ, tập trung đất đai để có giải pháp tháo gỡ về cơ chế, chính sách, cách thức tổ chức thực hiện nhằm đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tiến tới sản xuất quy mô lớn, tập trung, hiện đại và bền vững!
Để khuyến khích việc tích tụ, tập trung đất đai trong sản xuất nông nghiệp, thời gian qua, tỉnh Tiền Giang cũng đã triển khai thực hiện nhiều chính sách nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân phát triển sản xuất theo hướng sản xuất quy mô lớn. Trong đó, mô hình tập trung ruộng đất qua phát triển kinh tế trang trại đang mang lại hiệu quả rất cao. Hiện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có 410 trang trại (tăng gấp 2,5 lần so năm 2011); trong đó quy mô trang trại có diện tích lớn nhất thuộc lĩnh vực trồng trọt (bình quân 15,3ha/trang trại). Hay như ở Sóc Trăng, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang… mô hình cánh đồng lớn hình thành gần 10 năm nay đã chứng minh sản xuất quy mô lớn sẽ tạo ra giá trị hàng hóa lớn, đảm bảo lợi nhuận và đầu ra nông sản bền vững.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có quy định rõ ràng về việc hỗ trợ doanh nghiệp thuê lại hoặc nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất nông nghiệp của nông dân nên việc triển khai các dự án đầu tư của doanh nghiệp sản xuất quy mô lớn còn gặp rất nhiều khó khăn. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp có tiềm lực rất cần tích tụ ruộng đất để giải phóng năng lượng lao động, ứng dụng khoa học công nghệ để tạo giá trị gia tăng cao. Và một trong những rào cản lớn khiến doanh nghiệp ngại đầu tư vào nông nghiệp chính là thiếu đất sản xuất, do đó, chưa huy động được tất cả các thành phần kinh tế tham gia vào cuộc cùng quá trình cơ cấu lại ngành nông nghiệp.
Có thể thấy, vấn đề tích tụ ruộng đất thời gian qua đã được đề cập khá nhiều, nhưng với nhiều lo lắng và có phần né tránh, vì một loạt những băn khoăn như nếu không tiến hành thận trọng, tích tụ ruộng đất sẽ trở thành như bắt bí hộ đói nghèo để mua được đất giá rẻ, hoặc thu hồi đất “bờ xôi, ruộng mật”, lập dự án treo, hay phân lô bán nhằm làm giàu bất chính vì lợi ích của một nhóm người nào đó; hay có thể làm nảy sinh tầng lớp địa chủ mới...
Nhìn trên tổng thể, việc tích tụ ruộng đất vẫn đang là một bức tranh manh mún và còn quá nhiều rào cản trên con đường đến giấc mơ đại điền của người nông dân. Chính vì thế, mới đây, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ TN-MT chủ trì, phối hợp với Ban Kinh tế trung ương, Bộ NN-PTNT, Bộ KH-ĐT và các cơ quan liên quan chuẩn bị nội dung hội nghị vào quý 3 năm nay, bàn về giải pháp thúc đẩy tập trung đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp. Nông dân, doanh nghiệp đang kỳ vọng hội nghị sẽ đánh giá được thực trạng, nhu cầu thực tiễn, kinh nghiệm và sự cần thiết phải tích tụ, tập trung đất đai phục vụ sản xuất nông nghiệp và phát triển kinh tế-xã hội; xác định rõ các khó khăn, vướng mắc, các bất cập chủ yếu trong quá trình thực hiện tích tụ, tập trung đất đai để có giải pháp tháo gỡ về cơ chế, chính sách, cách thức tổ chức thực hiện nhằm đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, tiến tới sản xuất quy mô lớn, tập trung, hiện đại và bền vững!