Cuộc hội thảo đã có sự tham gia của các chuyên gia trong nước và quốc tế, các lãnh đạo cơ quan ban ngành của TP. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, đã đến dự và phát biểu.
Rào cản hạ tầng
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Thanh Nhã, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM làm rõ sự đóng góp vượt bậc của hạ tầng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế của TP. Trong những năm qua, TP luôn kiên trì chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp. Năm 2018, khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 62,4% trong cơ cấu ngành của tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP).

Đại diện Sở Giao thông Vận tải TPHCM cho biết, TP có 41 cầu cảng với tổng chiều dài 14km, 61 bến phao, sản lượng hàng hóa năm 2018 thông qua tăng 9% so với năm trước, dự báo sản lượng năm nay vượt công suất quy hoạch đến năm 2020. Tình hình khai thác ở các cảng, sản lượng tăng đều, gây nên ùn tắc tại các quận 2, 9, Thủ Đức, điều này dẫn đến tăng chi phí vận chuyển hàng hóa. Việc kết nối giao thông 90% qua đường bộ, hạn chế đường thủy đã góp phần đội chi phí. Giao thông đường bộ kết nối gần như độc tuyến với các cảng, trong khi các đường vành đai lại chưa hoàn chỉnh. Vấn đề đặt ra, vốn là một phần, nhưng xây dựng thể chế để xây dựng hạ tầng cảng là rất quan trọng.
|
Đầu tư mạnh mẽ cho giao thông Giáo sư Gyeng Chul Kim, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu giao thông Hàn Quốc, kể lại kinh nghiệm từ Seoul, Hàn Quốc: ban đầu Seoul rất đông đúc, cứ mỗi 5 năm tăng 2 triệu người (TPHCM - hiện nay mỗi 5 năm tăng 1 triệu người - PV), dẫn đến cơ sở hạ tầng như giao thông, nhà ở, điện, cấp nước… rối rắm hơn rất nhiều so với TPHCM hiện nay. Phát triển metro là một bước đi quan trọng, từ đó, hệ thống giao thông công cộng như xe buýt có thể chạy vào từng khu phố; đồng thời ứng dụng công nghệ thông tin vào việc điều hành phương tiện, thanh toán đã đảm bảo giao thông được thông suốt… Xin để lại ngân sách đầu tư hạ tầng TS. Nguyễn Ngọc Hiếu, Đại học Việt Đức nhận xét, năm 2019 TPHCM đánh dấu 40 năm công nghiệp hóa. TP nên xin để lại nguồn thu ngân sách, mỗi năm 40-50 ngàn tỷ đồng trong 10 năm sẽ xây dựng được rất nhiều hệ thống đường sắt, metro... mà TPHCM muốn. |
Tạo quỹ nhà, đất trong phát triển hạ tầng dịch vụ Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM, cho biết còn khoảng 18 tháng nữa, TPHCM sẽ tổ chức Đại hội Đảng bộ TPHCM lần thứ XI. Đại hội này sẽ thảo luận về các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cho sự phát triển của TPHCM trong 5, 10 năm tới. Hơn 30 năm qua, dịch vụ luôn là ngành đóng góp lớn nhất trong cơ cấu kinh tế của TPHCM, đóng góp quan trọng nhất cho tăng trưởng của TPHCM. Dự báo trong thời gian tới, ngành dịch vụ sẽ tiếp tục duy trì sự đóng góp quan trọng đối với phát triển kinh tế của TPHCM. Tuy nhiên, qua khảo sát ở các quận huyện trên địa bàn TPHCM, đất hiện nay hầu hết đã có chủ và được quy hoạch, sử dụng với mục đích cụ thể là nhà ở, cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất… Vậy, trước nhu cầu phát triển dịch vụ trong thời gian tới, đặc biệt là xu hướng phát triển của cuộc cách mạng công nghệ 4.0, các ngành dịch vụ tiếp tục phát triển mạnh mẽ thì TPHCM phải chuẩn bị gì để phục vụ, khuyến khích cho sự phát triển này? Theo Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Thiện Nhân, trường hợp TPHCM đón đầu các doanh nghiệp sản xuất thì phải xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Song, TPHCM đón đầu phát triển các ngành dịch vụ thì phải chuẩn bị những nội dung gì? “TPHCM phải quy hoạch sử dụng đất như thế nào cho dịch vụ?”, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân tiếp tục gợi mở và đặt vấn đề, đất ở TPHCM hiện nay đều đã có chủ, đã được quy hoạch sử dụng cho mục đích khác thì TPHCM phải xây dựng những công trình đặc thù (bệnh viện, trường học, khách sạn) hay những công trình chung (văn phòng, chung cư, kho bãi), gắn với phát triển hợp lý về giao thông, viễn thông, cung cấp điện, nước cũng như các hoạt động đảm bảo môi trường như thế nào. Đồng chí Bí thư Thành ủy TPHCM nhìn nhận, thời gian qua, TPHCM chưa quan tâm đúng mức cho quy hoạch hạ tầng dịch vụ. Để khắc phục tồn tại này cũng như giúp TPHCM chủ động hơn trong việc chuẩn bị hạ tầng dịch vụ, Thành ủy đề nghị UBND TPHCM, với sự hỗ trợ của các chuyên gia trong và ngoài nước tổ chức hội thảo khoa học. Việc này nhằm làm rõ hơn tính quy luật trong phát triển hạ tầng dịch vụ, đảm bảo đồng bộ trong quy hoạch sử dụng đất tại các cơ sở dịch vụ; triển vọng chuyển đổi các cơ sở từ mục đích sử dụng hiện hữu sang dịch vụ như thế nào. Cùng với đó là kinh nghiệm của quốc tế trong việc tạo quỹ nhà, quỹ đất trong phát triển hạ tầng dịch vụ. Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân kỳ vọng, thông qua những hội thảo sẽ giúp TPHCM có sự chủ động, chuẩn bị tích cực về hạ tầng dịch vụ, đón đầu được sự phát triển. Đồng thời tin tưởng, hội thảo với sự tham gia của các chuyên gia, trong đó có các chuyên gia quốc tế như chuyên gia cao cấp của Ngân hàng Thế giới, Bộ Quy hoạch, Công nghiệp và Môi trường bang New South Wales (Úc), Viện Nghiên cứu giao thông Hàn Quốc cùng các chuyên gia khác, TPHCM có dịp cập nhập kiến thức để chuẩn bị cho TPHCM phát triển một cách tốt nhất. |
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Đầu năm, ngư dân trúng mùa cá cơm
-
Đảm bảo giao quân đạt chỉ tiêu, chất lượng cao
-
Tây Nguyên khẩn cấp phòng chống cháy rừng
-
Ngôi nhà thiện nguyện
-
Nở rộ tệ nạn bài bạc
-
Phạt “nóng” hay “nguội”, vấn đề không do công nghệ
-
Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp
-
Bộ Y tế đảm bảo không thiếu hụt vaccine ngừa Covid-19
-
Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên thăm, chúc mừng thầy thuốc và gia đình thầy thuốc tiêu biểu
-
Nên phát triển đô thị theo 2 hướng chính: Đông và Tây Bắc