Trên cơ sở đó, UBND TP đề nghị Bộ Xây dựng xem xét, có ý kiến về thành phần hồ sơ, đề án phân loại và Chương trình phát triển đô thị đối với trường hợp TPHCM sáp nhập 3 quận để thành lập thành phố trực thuộc thành phố. Đồng thời, kiến nghị Bộ Xây dựng xem xét, chấp thuận việc thành phố phía Đông dự kiến được thành lập sẽ không xem xét điều kiện về sự phù hợp với định hướng quy hoạch, chương trình phát triển đô thị và tiêu chuẩn về đơn vị hành chính trực thuộc đối với đơn vị hành chính dự kiến hình thành sau khi sắp xếp tương tự như một số trường hợp đặc biệt khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã quy định tại Điều 3 Nghị quyết số 653/2019/NQ-UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Theo UBND TP, nhằm hình thành và phát triển Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông TPHCM, UBND TP xây dựng “Đề án thành lập thành phố phía Đông trực thuộc TPHCM trên cơ sở sáp nhập quận 2, 9 và quận Thủ Đức. Theo dự kiến, thành phố phía Đông sau khi thành lập có diện tích tự nhiên là 211,57km2 (đạt 141,05% so với tiêu chuẩn quy định), quy mô dân số là 1.169.974 người (đạt 779,98% so với tiêu chuẩn quy định). Nếu được chấp thuận thì TPHCM sẽ là địa phương đầu tiên của cả nước có mô hình thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương.
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
“Xanh hóa” công trình xây dựng
-
Cuộc điều chỉnh quy hoạch tiếp nối lịch sử
-
Để Khu đô thị Tây Bắc hấp dẫn nhà đầu tư
-
Đà Nẵng: Thanh tra đột xuất 9 thửa đất giao cho doanh nghiệp
-
Cố đô Huế và cuộc di dân lịch sử
-
Xây dựng Buôn Ma Thuột thành TP Cà phê của thế giới
-
Bình Thuận: Ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp sang nhượng “đất 04”
-
Cần tập trung làm trước một số quy hoạch then chốt, trong đó có quy hoạch TPHCM
-
Hài hòa giữa yêu cầu phát triển và lợi ích chính đáng của người dân
-
Quy hoạch thấp hơn phải điều chỉnh theo quy hoạch cao hơn