Trái cây, thủy sản cung ứng cho TPHCM sẽ tăng đột biến

Theo thông tin từ Tổ thư ký Tổ công tác của Bộ NN-PTNT tại các tỉnh phía Nam (được Bộ NN-PTNT thành lập theo công văn số 970 của Thủ tướng) về tình hình, khả năng cung ứng các loại lương thực, thực phẩm từ các tỉnh phía Nam cho TPHCM, cập nhật đến khuya 23-7, lượng hàng hoá hiện rất dồi dào, không sợ thiếu. 
Trái cây, thủy sản cung ứng cho TPHCM sẽ tăng đột biến ảnh 1

Dự báo tuần tới lượng thủy sản, trái cây về TPHCM sẽ tăng đột biến

Theo báo cáo đến khuya 23-7, có 330 đầu mối sản xuất, cung ứng nông sản - thực phẩm đã đăng ký với tổ công tác của Bộ NN-PTNT về sản lượng có thể đưa ra thị trường trong thời điểm hiện nay. 

Tổ công tác của Bộ NN-PTNT đã tổng hợp danh sách từ 263 đầu mối cho thấy, hiện nay sản lượng rau củ mà các tỉnh ở phía Nam có thể cung cấp cho TPHCM là 1.442 tấn/ngày, trái cây 1.185 tấn/ngày, lương thực 1.973 tấn/ngày, thủy sản 3.320 tấn/tháng (bình quân 111 tấn/ngày), sản phẩm chăn nuôi 114 tấn/ngày, trứng gia cầm 1,6 triệu quả/tháng (54.000 quả/ngày). Trong đó, lượng thuỷ sản đang tăng đột biến. 

Theo báo cáo, các tỉnh Trà Vinh, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cần Thơ, Vĩnh Long hiện đang hoàn thiện hệ thống cập nhật các đầu mối trong tỉnh, nhưng có nhận định sản lượng lương thực - thực phẩm sẽ tăng mạnh vào đầu tuần sau, nhất là về trái cây và thủy sản.

Trái cây, thủy sản cung ứng cho TPHCM sẽ tăng đột biến ảnh 2

Tối 23-7, trước giờ Hà Nội triển khai giãn cách xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị 16, người dân cũng đổ xô tới các siêu thị để mua hàng hoá, thực phẩm. Ảnh: VŨ HẠNH

Để triển khai chủ trương tiếp tục giãn cách xã hội tại nhiều địa phương, Bộ NN-PTNT vừa có công văn số 4613 do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến ký, gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị rà soát kế hoạch sản xuất và cụ thể hóa danh mục vật tư nông nghiệp trong điều kiện dịch Covid-19, nhằm thực hiện Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 20-7-2021 của Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19 và bảo đảm lương thực, thực phẩm cho nhân dân tại các địa phương thực hiện giãn cách xã hội.

Bộ NN-PTNT đề nghị các địa phương trên cả nước rà soát tình hình, kế hoạch sản xuất các loại nông sản trên địa bàn; có phương án cụ thể, phù hợp đối với các loại cây trồng, vật nuôi, thủy sản bảo đảm thúc đẩy sản xuất. 

Đối với các loại nông sản vào vụ thu hoạch cần thiết huy động các lực lượng tham gia thu hoạch, vận chuyển, tiêu thụ, tuyệt đối không để đứt gãy các chuỗi cung ứng nông sản, hàng hoá nhằm bảo đảm ổn định nguồn cung lương thực, thực phẩm cho người dân (nhất là tại các địa phương thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ) và phục vụ xuất khẩu.

Công văn cũng đề nghị thường xuyên rà soát, cập nhật danh mục các mặt hàng vật tư nông nghiệp (nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu, trang thiết bị, thuốc, vaccine thú y…) phục vụ sản xuất chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, trồng trọt, lâm nghiệp và chế biến nông sản, phòng, chống dịch bệnh động vật, kiểm dịch động thực vật, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm...

"Cần linh hoạt để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người và phương tiện vận chuyển các loại vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất và chế biến nông sản"- công văn nêu. 

Bộ NN-PTNT cũng đề nghị "tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất, vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở có chuỗi sản xuất khép kín, đáp ứng các yêu cầu xuất khẩu như Masan, Japfa, CP… bảo đảm nguồn cung ứng kịp thời các mặt hàng thực phẩm thiết yếu".

Tin cùng chuyên mục

Đọc nhiều nhất

Mô hình trồng sen kết hợp nuôi cá của nông dân Hậu Giang

“Thuận thiên” tạo sinh kế cho người dân miền Tây - Bài 1: Để xâm nhập mặn không còn là nỗi ám ảnh

LTS: Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) được ban hành ngày 17-11-2017 với tinh thần chủ đạo: chú trọng bảo vệ, tôn tạo và phát triển nền tảng văn hóa - xã hội và hệ sinh thái tự nhiên; lấy con người làm trung tâm; chuyển đổi mô hình sinh kế tại các tiểu vùng theo hướng chủ động thích ứng với BĐKH…

Thông tin kinh tế

Lienvietpostbank: Nhìn lại 15 năm mở rộng quy mô, lợi nhuận tăng trưởng đột phá

Lienvietpostbank: Nhìn lại 15 năm mở rộng quy mô, lợi nhuận tăng trưởng đột phá infographic

Sau 15 năm thành lập và phát triển, tổng tài sản của Lienvietpostbank đã vượt 327.000 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế tăng gấp 10 lần và đạt 5.690 tỷ đồng trong năm 2022. Với mạng lưới điểm giao dịch lớn bậc nhất hệ thống, Lienvietpostbank đang sở hữu lợi thế khác biệt để trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu thị trường.
Lối đi riêng của Lienvietpostbank trong 15 năm

Lối đi riêng của Lienvietpostbank trong 15 năm

Đánh dấu cột mốc 15 năm thành lập và phát triển vào ngày 28-3-2023, Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (Lienvietpostbank - mã chứng khoán: LPB) đã nằm trong top các ngân hàng thương mại cổ phần lớn tại Việt Nam với số vốn điều lệ 17.291 tỷ đồng và mạng lưới phủ khắp 63 tỉnh thành trên toàn quốc.
KienlongBank triển khai gói tín dụng 5.000 tỷ đồng

KienlongBank triển khai gói tín dụng 5.000 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank) chính thức triển khai các gói tín dụng ưu đãi với quy mô 5.000 tỷ đồng dành cho khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Theo đó, mức lãi suất ưu đãi của KienlongBank áp dụng giảm lên đến 2%/năm.