Triển khai kế hoạch kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL: Tăng tốc phát triển toàn diện

Ngày 8-3, tại Cà Mau, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ đã tổ chức hội nghị tổng kết tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng ĐBSCL năm 2010, triển khai kế hoạch 2011, định hướng đến năm 2020. Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng chủ trì hội nghị. Gấp rút hoàn thiện cơ sở hạ tầng
Triển khai kế hoạch kinh tế - xã hội vùng ĐBSCL: Tăng tốc phát triển toàn diện

Ngày 8-3, tại Cà Mau, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ đã tổ chức hội nghị tổng kết tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng ĐBSCL năm 2010, triển khai kế hoạch 2011, định hướng đến năm 2020. Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng chủ trì hội nghị.

Gấp rút hoàn thiện cơ sở hạ tầng

“Đây là hội nghị quan trọng nhằm bàn bạc các giải pháp đẩy mạnh tốc độ phát triển ĐBSCL, triển khai Nghị quyết của Đảng và Chính phủ về KT-XH trong thời gian tới” - khai mạc hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh. Theo đó, những vấn đề trọng tâm của ĐBSCL đến năm 2020 là hoàn thiện cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi và đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực.

Báo cáo tại hội nghị, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ Sơn Song Sơn cho biết: Trong năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng ước đạt 12,2%, tăng gần 2 lần so bình quân cả nước, tình hình KT-XH trong vùng cơ bản ổn định, có mặt tăng trưởng khá.

Kết quả trên đã khẳng định những giải pháp nhằm đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế và giải quyết vấn đề an sinh xã hội trong năm 2010 của Chính phủ đã có tác dụng tích cực trong vùng ĐBSCL, củng cố thêm lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Trình bày chuyên đề về giao thông vận tải - lĩnh vực hạ tầng then chốt, Thứ trưởng Bộ GTVT Ngô Thịnh Đức nêu rõ: “Đến thời điểm này, có thể khẳng định rằng hệ thống giao thông trong vùng đã hoàn thiện một bước. Nếu giữ được tiến độ thi công như thời gian qua, đến năm 2015, chắc chắn mạng lưới giao thông vùng ĐBSCL sẽ được kết nối hoàn chỉnh”.

Theo Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức, trong thời gian tới, Bộ GTVT sẽ tập trung hoàn thành 5 tuyến

Về đường bộ, các dự án sẽ tiến hành gồm: Nâng cấp QL 91 đoạn Châu Đốc - Tịnh Biên, xây dựng tuyến N2 đoạn Bình Hiệp - Mỏ Vẹt, xây dựng tuyến Rạch Sỏi - Lộ Tẻ, nối cầu Vàm Cống xuyên Đồng Tháp Mười, mở rộng QL1A đoạn Cần Thơ - Phụng Hiệp 4 làn xe, xây dựng tuyến vành đai phía Đông cho TP Cà Mau nối với khu khí - điện - đạm, chuẩn bị xây dựng cầu Năm Căn; xây dựng cầu Long Bình nối với Campuchia, tạo điều kiện cho An Giang mở thêm cửa khẩu, xây dựng tuyến hành lang ven biển từ Xẻo Rô - Tắc Cậu tới Sông Đốc.

trục dọc chính và các tuyến trục ngang; phấn đấu 100% số xã có đường ô tô, xóa bỏ cầu khỉ, tập trung khai thác triệt để thế mạnh vận tải thủy; tiếp tục đầu tư nâng cấp cảng, luồng; tập trung đưa cảng hàng không Phú Quốc vào sử dụng.

Về đường thủy, hiện dự án cải tạo các tuyến đường thủy phía Nam đang được triển khai, chuẩn bị nâng cấp tuyến sông Hàm Luông, xây dựng tuyến kênh Mương Khai - Đốc Phủ Hiệp để nối liền sông Tiền, sông Hậu nhằm rút ngắn quãng đường hiện tại khoảng 60km, tiếp tục xây dựng các cảng sông và cảng biển để giúp các địa phương vận chuyển hàng hóa, đồng thời nạo vét luồng Định An cho tàu 5 - 10 ngàn tấn có thể ra vào.

Một lĩnh vực “nóng” khác không kém giao thông là thủy lợi. Trong điều kiện ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, bài toán thủy lợi cho vùng ĐBSCL là khá hóc búa.

Tuy thế, theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Lương Lê Phương, Bộ NN-PTNT vừa xây dựng quy hoạch tổng thể thủy lợi vùng, đang trình Chính phủ phê duyệt, với tổng nguồn vốn ước tính 520.000 tỷ đồng, tương đương 25 tỷ USD.

Đổi mới cơ chế, phát triển nguồn nhân lực

Với ĐBSCL, trong thời gian tới, ưu tiên tập trung đầu tư nâng cao nguồn nhân lực là yêu cầu bức bách. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết: Hiện nay, toàn vùng còn 215 xã chưa có trường mầm non, 88 xã chưa có trường THCS. Ở các cấp đào tạo, quy mô trường lớp, giáo viên vẫn còn yếu và chưa đạt chuẩn. Thời gian qua, ngân sách dành cho GD-ĐT vùng ĐBSCL chưa đủ tạo bước đột phá.

Giai đoạn 2011 - 2015, phấn đấu toàn vùng đạt tỷ lệ 200 sinh viên/vạn dân, hoàn thiện mạng lưới trường học, xây dựng 10 - 12 trường nghề ở các địa phương, đầu tư xây dựng các trung tâm đào tạo nghề ở cấp huyện, nâng cấp và thành lập mới 12 trường ĐH, 11 trường CĐ, xây dựng Cần Thơ thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho cả vùng.

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là nhiệm vụ cấp bách để giải quyết bài toán công ăn việc làm và an sinh xã hội cho nông dân. Trong ảnh: Nông dân làm giỏ từ cây lục bình. Ảnh: DUY BẰNG

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là nhiệm vụ cấp bách để giải quyết bài toán công ăn việc làm và an sinh xã hội cho nông dân. Trong ảnh: Nông dân làm giỏ từ cây lục bình. Ảnh: DUY BẰNG

Liên quan đến lĩnh vực này là đào tạo nghề. Đây là vấn đề khá bức xúc vì tỷ lệ này ở ĐBSCL khá thấp (23,5%). Hiện nay, toàn vùng có 334 cơ sở dạy nghề, 8 trường CĐ, 30 trường trung cấp, 105 trung tâm đào tạo nghề cấp huyện nhưng cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo nghề còn khá yếu kém.

Theo Thứ trưởng Bộ LĐTB-XH Phạm Minh Huân, trong giai đoạn tới phải tiến hành đào tạo nghề theo yêu cầu thị trường, chuẩn hóa dạy nghề, thúc đẩy đưa công nghiệp về nông thôn. Đẩy mạnh thực hiện dự án vay vốn việc làm quốc gia lãi suất thấp và xây dựng chính sách thúc đẩy xuất khẩu lao động.

Trăn trở với vấn đề này, Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long Đặng Thị Ngọc Thịnh, nêu rõ: “ĐBSCL là vùng có ưu thế về nguồn nhân lực, nhưng nguồn nhân lực yếu sẽ hạn chế sự phát triển. Trong thời gian tới, các bộ, ngành liên quan đến lĩnh vực giáo dục - đào tạo, nhất là đào tạo nghề phải có giải pháp quyết liệt hơn nữa để vực dậy lĩnh vực này”.

Đề cập đến những vấn đề có tính thời sự hiện nay trong việc thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ về ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, Thứ trưởng Bộ KH-ĐT Bùi Quang Vinh cho rằng cần phải cụ thể hóa chủ trương này để tránh tình trạng dàn đều, ảnh hưởng tiêu cực đến an sinh xã hội.

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nhận định: Thời gian qua, ĐBSCL đã từng bước ổn định và đang trong quá trình phát triển mới, trở thành vùng kinh tế động lực của cả nước. Nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2011 là khá nặng nề, do vậy các địa phương cần kiên quyết thực hiện bằng được mục tiêu đã đề ra. Về nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, các tỉnh, thành ĐBSCL cần đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu để kiềm chế giá, không để nông dân thua thiệt.

Về vấn đề phát triển hạ tầng giao thông, thủy lợi và nâng cao nguồn nhân lực, các tỉnh, thành trong vùng cần sớm có ý kiến bằng văn bản, chậm nhất là đến 15-3 phải hoàn thành để Chính phủ phê duyệt, trở thành nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2011 và định hướng đến năm 2020.

Riêng về lĩnh vực y tế, Bộ Y tế cần sớm xây dựng kế hoạch phát triển mạng lưới y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân vùng ĐBSCL, trình Chính phủ phê duyệt.

Nông dân Đồng Tháp Mười thu hoạch lúa mùa nước nổi.Ảnh: Thảo Nguyên

Nông dân Đồng Tháp Mười thu hoạch lúa mùa nước nổi.Ảnh: Thảo Nguyên

TRẦN MINH TRƯỜNG

Tin cùng chuyên mục