(SGGP).- Theo Thông tư số 43/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước sẽ có hiệu lực từ ngày 15-3-2017, quy định kể từ thời điểm này, công ty tài chính cho khách hàng cá nhân vay vốn nhằm đáp ứng nhu cầu mua hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng (đồ dùng, trang thiết bị gia đình, học tập, chữa bệnh, du lịch…) thì mức vay của một khách hàng không vượt quá 100 triệu đồng. Mức vay này không áp dụng đối với cho vay tiêu dùng để mua ô tô và sử dụng ô tô đó làm tài sản bảo đảm cho chính khoản vay đó theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, thông tư cũng quy định công ty tài chính phải ban hành quy định về mức lãi suất cho vay cao nhất, mức lãi suất cho vay thấp nhất đối với từng sản phẩm cho vay tiêu dùng để áp dụng thống nhất và gửi Ngân hàng Nhà nước giám sát. Công ty tài chính phải cung cấp cho khách hàng dự thảo hợp đồng cho vay tiêu dùng để khách hàng xem xét, quyết định trước khi ký; đồng thời giải thích chính xác, đầy đủ, trung thực các nội dung cụ thể hợp đồng cho vay tiêu dùng khi có yêu cầu của khách hàng; phải niêm yết công khai hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung về cho vay tiêu dùng tại trụ sở, điểm giới thiệu dịch vụ và đăng tải trên trang thông tin điện tử của công ty tài chính; phải có xác nhận của khách hàng về việc đã được công ty tài chính cung cấp đầy đủ thông tin.
HÀN NI
Các tin, bài viết khác
-
Long An - “Địa chỉ đỏ” thu hút đầu tư
-
Giải ngân vốn FDI cao kỷ lục
-
Ngành hải quan thu thuế vượt 12% chỉ tiêu
-
Những thương vụ M&A lớn nhất năm 2019
-
TPHCM: Doanh nghiệp bất động sản có số nợ thuế cao nhất
-
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể tra cứu dịch vụ pháp lý trên mạng
-
Vốn đăng ký của doanh nghiệp thành lập mới đạt 1,7 triệu tỷ đồng
-
Khởi đầu nền kinh tế tuần hoàn
-
Biểu quyết nhà chung cư tính trên m2
-
Hà Nội: Đề nghị công an điều tra các công ty nợ BHXH kéo dài