Tục xăm mình của người Việt Cổ

Hỏi:

Hỏi: Xin cho biết vài nét về tục xăm mình của người Việt Cổ.
Trương Văn Bốn  (An Giang)

Các sử gia Trung Quốc không tự nhận tục xăm mình là của dân tộc mình, mà là của các dân tộc Bách Việt ở phương Nam. Ngược lại, các sử gia Việt Nam ngày xưa đều khẳng định từ thời Hồng Bàng dân tộc ta đã có tục này. Vua Hùng Vương đã dạy dân ta lấy chàm để xăm mình nhằm tránh thuồng luồng làm hại. Vua phán rằng: “Dân ta ở núi thuộc loài rồng, cùng với thủy tộc khác, bọn chúng ưa đồng mà ghét dị cho nên mới xâm hại”.

Để thu phục các dân tộc Bách Việt ở miền Nam và Đông Nam Trung Quốc, dân tộc Hán muốn lấy lòng các thủ lĩnh Bách Việt, tiếp tục xăm mình. Sách Sử ký của Tư Mã Thiên (145-86? trước Công nguyên) kể lại tục này đã có ở tỉnh Chiết Giang dưới thời nhà Chu (thế kỷ XI - 771 trước Công nguyên). Về sau, người Nhật Bản cũng học cách xăm mình của người Việt. Có người giải thích rằng xăm mình là bước cuối cùng trên con đường thờ vật tổ theo nghi thức tham dự linh thiêng (communion sacramentelle) và trước giai đoạn chuyển ra vật biển trong đợt minh triết (theo Kim Định).

PGS.TS.Lê Trung Hoa
 

Tin cùng chuyên mục