USD tiếp tục tăng giá?

Tờ Kinh tế tham khảo Trung Quốc ngày 8-2 có bài phân tích cho rằng với tình trạng bấp bênh của thị trường chứng khoán và các nền kinh tế châu Âu bất ổn, đồng USD của Mỹ sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.
USD tiếp tục tăng giá?

Tờ Kinh tế tham khảo Trung Quốc ngày 8-2 có bài phân tích cho rằng với tình trạng bấp bênh của thị trường chứng khoán và các nền kinh tế châu Âu bất ổn, đồng USD của Mỹ sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Trong tuần qua, đồng USD đã tăng lên các mức cao mới so với những đồng tiền khác, với tỷ giá cuối tuần tại New York đã giảm xuống mức thấp nhất trong 9 tháng qua là 1 Eur đổi 1,358 USD. Các thị trường chứng khoán và vàng cùng đi xuống, cũng như sự yếu kém của những đồng tiền khác đã hỗ trợ đồng USD. Giá vàng trong tuần giảm 2,3%, giá bạc giảm 7,2% và chỉ số chứng khoán FTSE 100 trên thị trường châu Âu giảm 2,5%. Mức giá trung bình của đồng USD so với các đồng tiền chủ chốt khác đã tăng lên 80,36 điểm.

Với tình trạng khó khăn tài chính tiếp tục đeo bám khu vực sử dụng đồng Eur và Mỹ, cộng thêm khả năng các chương trình chi tiêu kích thích kinh tế sẽ bị rút lại, dự báo thị trường chứng khoán sẽ giảm mạnh, hoặc ít nhất sẽ có sự điều chỉnh xuống, trong năm 2010.

Cũng từ bài báo trên, theo lẽ thường sự lo lắng trên thị trường chứng khoán sẽ khiến giá vàng tăng, tuy nhiên lần này giới đầu tư lại chuyển hướng sang đồng USD.

Các chuyên gia kinh tế quốc tế nhận định, nỗi sợ hãi về kinh tế châu Âu và sự ổn định của đồng Eur đã “kích động” giá đồng USD tăng lên. Nguồn gốc của sự lo ngại là nhóm nước Bồ Đào Nha, Italia, Ireland, Hy Lạp và Tây Ban Nha đang đối mặt với khủng hoảng nợ, đe dọa tới thị trường chứng khoán thế giới.

Người dân Hy Lạp biểu tình yêu cầu chính phủ cải thiện tình hình công nợ.

Người dân Hy Lạp biểu tình yêu cầu chính phủ cải thiện tình hình công nợ.

Cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp có tác động tới toàn cầu bởi đó là ví dụ dễ nhìn thấy nhất của việc tích tụ nợ công khổng lồ trên thế giới sau khi chính phủ nhiều nước nới lỏng hầu bao để giảm nhẹ tác động của sự đổ vỡ tín dụng toàn cầu. Tức là chính phủ các nước phải cắt giảm chi tiêu, tăng thuế và chuyển đổi các nguồn thu để trả lãi cho số tiền vay nợ.

Hơn nữa, do lo ngại Hy Lạp có thể vỡ nợ, các nhà đầu tư đang đòi trả lãi cao hơn trước khi cho khách hàng vay. Phí rủi ro làm tăng lãi suất đánh vào tài sản như trái phiếu doanh nghiệp, tức các công ty cảm thấy tốn kém hơn hơn khi vay tiền. Tuy nhiên, các thị trường vẫn hoài nghi khả năng Chính phủ Hy Lạp có thể giải quyết được khủng hoảng nợ một phần là do các biện pháp khắc khổ có thể gây ra sự bất mãn chính trị và xã hội đang gia tăng.

Trong khi đó, đồng bảng Anh cũng đang chịu những sức ép giảm giá tương tự dù nước Anh chưa sử dụng đồng Eur.

Với việc các đồng tiền chủ chốt như Eur, bảng Anh đang đối mặt nhiều thách thức cùng sự đi xuống của thị trường chứng khoán thế giới, USD có thể sẽ tiếp tục tăng giá. 

PHƯƠNG AN

Tin cùng chuyên mục