Văn hóa lễ hội hòa cùng nhịp sống đô thị

Nhiều du khách đã hòa mình vào điệu múa cồng chiêng cùng với người Cơ Tu tại TP Hội An (Quảng Nam) hay cùng khiêu vũ trong “Vũ hội đường phố” hàng tháng tại Đà Nẵng. 
Các nhạc cụ truyền thống Cơ Tu tại lễ hội
Các nhạc cụ truyền thống Cơ Tu tại lễ hội

Những hoạt động giao lưu văn hóa dân tộc và của thế giới đang được đưa xuống đường phố, hoà cùng nhịp sống đô thị, đã tạo nên điểm nhấn bất ngờ, thích thú đối với người dân…

Văn hóa Cơ Tu vươn ra cận thế giới

Tại thành phố Hội An, lễ hội văn hóa Cơ Tu được tỉnh Quảng Nam, thành phố Hội An, Tổ chức Cứu trợ Phát triển Quốc tế Nhật Bản (FIDR), nhiếp ảnh gia Réhahn và một số đơn vị phối hợp tổ chức trong 3 tháng hè, mỗi tháng 1 lần. Lần  đầu tiên ra mắt vào dịp Festival 2017 trong các ngày 8-7 và ngày 6-8 vừa qua. Người Cơ Tu sẽ diễu hành qua các con đường trong phố cổ, nơi người Cơ Tu sẽ biểu diễn điệu múa “ Tan Tung Da Da" trong tiếng trống chiêng bắt đầu từ chùa Cầu. Hơn 30 nghệ sĩ dân gian Cơ Tu đến từ huyện miền núi Nam Giang và tiếng trống chiêng rộn rã, tưng bừng như thôi thúc, lôi cuốn du khách cùng hòa mình vào vũ điệu dâng trời. Hàng ngàn người dân và du khách vây quanh lễ hội vừa xem vừa  biểu diễn cùng các nghệ sĩ trông rất đông vui, náo nhiệt. Ngoài ra, lễ hội sẽ có trình diễn dệt thổ cẩm bởi các nghệ nhân và gian chợ truyền thống và trang phục truyền thống bao gồm một bộ trang phục vỏ cây cuối cùng của người Cơ Tu.

Du khách nước ngoài tham dự lễ hội Cơ Tu
 Bà Trần Thị Thu Hiền – Phó giám Trung tâm Thông tin và xúc tiến du lịch Quảng Nam cho biết: “Qua đêm hội chúng tôi nhận thấy du khách rất hào hứng với các giá trị văn hóa của đồng bào, họ không nghĩ rằng ở Quảng Nam lại có một dân  tộc với bản sắc văn hóa độc đáo như thế, kể cả nhiều người dân Hội An họ cũng không biết là ở Quảng Nam có người Cơ Tu nên lễ hội mang lại hiệu quả và hiệu ứng rất cao, nhất là cho việc quảng bá du lịch các huyện miền núi phía Tây của tỉnh sau này”

Theo nhiếp ảnh gia Réhahn (Pháp), người đưa ra ý tưởng muốn giới thiệu đến nhân dân và du khách về người Cơ Tu và những nét đẹp văn hóa của dân tộc này: “ Việc giúp cho người dân địa phương và du khách có thể tiếp cận được với văn hoá dân tộc giàu có và đa dạng là rất cần thiết. Với tôi, đây là bước khởi đầu cho một đêm hội tầm cỡ được quốc tế công nhận, một lễ hội đặc biệt và duy nhất với 54 nhóm dân tộc Việt Nam"

Trong lễ hội giao lưu văn hóa Việt Nhật vào cuối tháng 7, hình ảnh và ẩm thực của đồng bào Cơ Tu cũng được giới thiệu một cách đậm nét. Ngoài ra, hình ảnh người Cơ Tu cũng được ông Réhahn trưng bày triển lãm tại Bảo tàng dân tộc học Việt Nam (Hà Nội) vào đầu tháng 8 vừa qua.

Tại lễ hội, người dân và du khách xem rất đông, nhiều du khách đã hòa mình vào điệu múa cồng chiêng cùng với người Cơ Tu. Một lễ hội mang đậm giá trị bản sắc dân tộc của người Cơ Tu nói riêng và người Việt Nam nói chung.

Giao lưu và tiếp nhận tinh hoa văn hóa thế giới.

Bên cạnh việc giữ gìn và phát huy nền văn hóa Việt, cần tiếp nhận văn hóa thế giới một cách khoa học để phù hợp với xu hướng hiện đại hóa thời hội nhập. Tại thành phố Đà Nẵng, Chương trình “Vũ hội đường phố” do Sở Văn hóa và Thể thao trực tiếp chủ trì, Trung tâm Văn hóa thành phố thực hiện nội dung, âm nhạc, đạo diễn phối hợp tổ chức với UBND quận Sơn Trà và các trường cao đẳng và đại học. Chương trình bắt đầu tổ chức từ tháng 3-2016, nhằm phục vụ cho người dân và du khách trong và ngoài nước. Lễ hội được tổ chức dọc theo hai bên bờ sông Hàn từ 20g đến 21g vào ngày thứ 7 của cuối tháng. Chương trình thu hút rất đông người dân, du khách xem và cùng giao lưu với văn nghệ sĩ trong hơn 7 điệu nhạc khiêu vũ quốc tế.

Các sinh viên tham gia vũ hội
Ban đầu khởi động chương trình thử nghiệm thổi kèn hơi và khiêu vũ trên nền nhạc hơi, được các sinh viên, câu lạc bộ kèn hơi, các câu lạc bộ khiêu vũ, và một số cơ quan đoàn thể khách của thành phố Đà Nẵng tham gia biểu diễn.
Văn hóa lễ hội hòa cùng nhịp sống đô thị ảnh 3 Sôi nổi các đội kèn hơi

Ông Cao Tấn Ngọc – Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa thành phố Đà Nẵng, tổng đạo diễn của chương trình cho biết: “Chương trình khi khởi động còn mới lạ với người Việt, chỉ khoảng hơn 130 văn nghệ sĩ và đội kèn hơi tham gia biểu diễn. Tuy nhiên vẫn được sự hưởng ứng của rất đông đảo bà con và du khách trong và ngoài nước. Đến nay, chương trình đã thu hút hàng ngàn người tham gia biểu diễn và giao lưu. Đây là một sản phẩm phục vụ cho công chúng được thành phố đánh giá cao. Các đối tượng tham gia là thiếu nhi, thiếu niên, thanh niên, trung niên và nguời lớn tuổi, thậm chí có cặp đôi trên 80 tuổi vẫn hăng say tham gia giao lưu khiêu vũ. Ngoài ra, câu lạc bộ  kèn hơi vừa đi vừa thổi những bài nhạc của Việt Nam và quốc tế rất đặc sắc. Các điệu như paso, rumba, chachacha, tango, bepop, disco, bachata, samba, salsa... tạo ra hiệu ứng tốt và hấp dẫn công chúng”.

Đông đảo du khách tham gia vũ hội

Vũ hội đường phố đã trở thành một điểm nhấn giao lưu văn hóa hấp dẫn trong chuỗi các hoạt động phục vụ lễ hội 2 bên bờ sông Hàn. Trong Đại hội Thể thao các bãi biển Châu Á được tổ chức tại Đà Nẵng vừa qua, cùng với các hoạt động phụ trợ. Dự kiến tại tuần lễ APEC sắp tới, Sở Văn hóa và Thể thao sẽ đưa chương trình này vào phục vụ cùng với các hoạt động phụ trợ khác.

Sân chơi cuối tuần ở Đà Nẵng và Hội An đang có sự đầu tư công phu, chọn lọc tinh tế. Ngoài Vũ hội đường phố ở Đà Nẵng còn có hô bài chòi, nghệ thuật sắp đặt đường phố, các chương trình ca nhạc truyền thống được biểu diễn xen kẽ giao lưu nhằm phục vụ người dân và du khách trong và ngoài nước. Tại Hội An còn có rất nhiều lễ hội khác như: lễ hội Cầu Bông, lễ Nguyên tiêu, lễ hội đêm rằm Phố cổ, lễ hội đèn lồng Hội An…

Tin cùng chuyên mục