Văn hóa Sa Huỳnh phải chăng là nền văn hóa cổ của cư dân Champa sau này?

Văn hóa Sa Huỳnh phải chăng là nền văn hóa cổ của cư dân Champa sau này?
Văn hóa Sa Huỳnh phải chăng là nền văn hóa cổ của cư dân Champa sau này? ảnh 1

Biển Sa Huỳnh

Hỏi: Văn hóa Sa Huỳnh phải chăng là nền văn hóa cổ của cư dân Champa sau này? Đề nghị cho biết thêm về sự phát hiện và tính chất của nền văn hóa này.
NGUYỄN SĨ TIẾN (huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi)

Sa Huỳnh, thuộc tỉnh Quảng Ngãi, là nơi đầu tiên phát hiện nền văn hóa này vào năm 1909 do nhà khảo cổ học người Pháp M.Vinet tìm được. Xuất hiện trước công nguyên, nền văn hóa Sa Huỳnh tồn tại đến thế kỷ thứ I, từ thời đại đồ đá mới đến thời đại đồ sắt ở vùng đất từ Quảng Bình đến các tỉnh Nam Trung bộ và Tây Nguyên. Cho đến nay, người ta vẫn chưa lý giải được sự chấm dứt đột ngột của nền văn hóa này.

Có điều, nền văn hóa Champa phát triển sau đó trên cùng địa bàn đã rất khác biệt với văn hóa Sa Huỳnh, ví dụ dễ nhận thấy là gốm Sa Huỳnh thường được chế tác với bàn xoay, hình dáng thanh tú, khắc họa hoa văn tinh tế thì gốm Champa cho đến nay không dùng bàn xoay, xương gốm dày và thô, dáng chắc, nặng và ít dùng hoa văn trang trí.

Đồ trang sức của chủ nhân văn hóa Sa Huỳnh thường được chế tạo từ mã não, thủy tinh màu, đá… rất tinh tế và đẹp. Ngoài ra, người ta còn tìm thấy những đồng tiền, các gương đồng Tây Hán trong các mộ chum chứng tỏ chủ nhân nền văn hóa Sa Huỳnh đã sản xuất hàng hóa và giao lưu thương nghiệp rộng rãi.

KHÁNH TƯỜNG

Tin cùng chuyên mục