Vì sao mùa đông thì ngày ngắn đêm dài...?

Hỏi:
Vì sao mùa đông thì ngày ngắn đêm dài...?

Hỏi: Nhờ quý báo giải thích vì sao mùa đông thì ngày ngắn đêm dài; trái lại, mùa hạ thì ngày dài, đêm ngắn? Có lúc nào, ngày và đêm dài bằng nhau không? Trần Linh Phương (đường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, TPHCM)

Vì sao mùa đông thì ngày ngắn đêm dài...? ảnh 1

Mùa đông

Khánh Tường: Trục quả đất nghiêng chứ không thẳng góc với mặt phẳng hoàng đạo (mặt phẳng chứa quỹ đạo của quả đất quay chung quanh mặt trời). Đó là nguyên nhân khiến ngày và đêm dài ngắn khác nhau theo bốn mùa.

Tùy theo vị trí của quả đất trên đường hoàng đạo mà có lúc mặt trời chiếu thẳng góc vào Bắc bán cầu, có lúc chiếu thẳng góc vào Nam bán cầu.

Vào mùa đông như hiện nay, mặt trời đang chiếu thẳng góc ở Nam bán cầu. Ta ở Bắc bán cầu, phần được chiếu sáng ít hơn nên ngày ngắn hơn đêm.

Vì sao mùa đông thì ngày ngắn đêm dài...? ảnh 2

Mùa hè.

Ngày sẽ ngắn nhất và đêm dài nhất vào ngày 21-12 là ngày đông chí. Sau đó, ngày dài dần nhưng vẫn ngắn hơn đêm cho đến ngày 21-3, mặt trời chiếu thẳng góc vào xích đạo, ngày và đêm dài bằng nhau trên khắp địa cầu, đó là ngày xuân phân (còn gọi là xuân nhật dạ bình).

Sau ngày xuân phân, mặt trời chiếu thẳng góc vào Bắc bán cầu nên ngày dài hơn đêm cho đến ngày 21-6 – ngày hạ chí, mắt trời chiếu thẳng góc vào Bắc chí tuyến (230, 27’B), ngày dài nhất và đêm ngắn nhất ở Bắc bán cầu.

Sau ngày hạ chí, ngày ngắn dần nhưng vẫn dài hơn đêm cho đến ngày thu phân 22-9, ngày dài bằng đêm (thu nhật dạ bình) trên khắp địa cầu... Hiện tượng ngày và đêm ở Nam bán cầu hoàn toàn ngược lại.

Tin cùng chuyên mục