"Lòng đường, vỉa hè thực tế là gắn với sinh kế của người dân, phần nào đó là kinh tế đô thị. Cho nên, nguyên nhân sâu xa và lớn nhất của những khó khăn, bất cập hiện nay là thiếu quy hoạch. Từ thiếu quy hoạch dẫn đến thiếu công khai, minh bạch...", Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng nêu rõ.
Sau gần 1 tháng TP Hà Nội thực hiện chiến dịch “giành lại vỉa hè cho người đi bộ”, trật tự đô thị tại thủ đô tuy có chuyển biến, nhưng nạn lấn chiếm vỉa hè vẫn rất phức tạp.
Người thành thị tất bật, phần nhiều trước khi vào sở làm thường ghé quán bún, quán phở bên đường ăn lót dạ. Người thảnh thơi cũng ghé quán vỉa hè nhâm nhi ly cà phê tán dóc, đọc báo, lướt mạng... Văn hóa vỉa hè ăn sâu vào tiềm thức người dân ở nhiều đô thị, nhất là các thành phố lớn như TPHCM, Hà Nội. Từ đó, kinh doanh vỉa hè cũng đóng góp lớn cho nguồn thu ngân sách.
Các chuyên gia, nhà quản lý nhìn nhận, cần có chính sách quản lý, thu phí sử dụng vỉa hè một cách linh hoạt nhằm đáp ứng nhu cầu mưu sinh, đồng thời nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ mỹ quan đô thị. Giải pháp này cũng thể hiện tinh thần tương thân tương ái, nghĩa tình của thành phố.
TPHCM cần công nhận kinh tế vỉa hè để có chính sách quản lý, thu phí hợp lý, đảm bảo mỹ quan đô thị, kiểm soát được an toàn thực phẩm, cũng như góp phần tích cực vào công tác an sinh xã hội.
Chiều 16-12, tại cuộc họp báo về tình hình kinh tế - xã hội quý 4-2022 do UBND TP Hà Nội tổ chức, đại diện nhiều cơ quan báo chí đã đặt câu hỏi về tình trạng đào bới, cải tạo vỉa hè ở nhiều tuyến phố dịp cuối năm và chất lượng đá lát vỉa hè và quản lý vỉa hè trên địa bàn Hà Nội.
Theo ghi nhận của phóng viên Báo SGGP, từ đầu tháng 11 tới nay, nhiều tuyến phố nội thành Hà Nội bị đào bới ngổn ngang, ảnh hưởng rất lớn tới giao thông và sinh hoạt của người dân.
Trên lề đường Nguyễn Văn Trỗi, xe máy vẫn chạy ngược xuôi, người đi bộ không biết chỗ nào để tránh. Đặc biệt lề đường Phan Đình Phùng đã nhỏ hẹp lại còn bị chiếm dụng...
Lâu nay, nhiều đoạn vỉa hè rộng rãi trên đường Man Thiện (phường Tăng Nhơn Phú A, TP Thủ Đức, TPHCM) đã bị biến thành “của riêng”, khi nhiều hộ dân đua nhau chiếm dụng. Họ “rào” vỉa hè bằng cách đặt các chậu hoa, cây cảnh đan xen kín mít, khiến người đi bộ hết lối.
- Hồi này nhiều khúc vỉa hè đô thị trở nên khấp khểnh quá. Gạch lát bong tróc, xi-măng làm nền cũng bể văng. Mùa mưa chưa tới mà đã xuống cấp vậy là do chất lượng thi công kém hay còn gì nữa?
Từ nhiều năm nay, vỉa hè trước số nhà 12 đường Nguyễn Chí Thanh, phường 2, quận 10, TPHCM bị một hộ dân kinh doanh chiếm dụng gần chục mét để buôn bán chậu hoa, cây cảnh.
Hiện nay, vỉa hè tại một số tuyến đường trung tâm ở TPHCM đang rơi vào tình trạng hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng. Nhiều nơi, phần gạch lót vỉa hè bị vỡ vụn, bong tróc từng mảng lớn, lồi lõm, gây nguy hiểm cho người đi bộ và mất mỹ quan đô thị.
Sáng 15-12, Quận ủy quận 3 (TPHCM) tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ quận 3 (TPHCM) lần thứ 4. Đồng chí Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP, tham dự hội nghị.
Những ngày cuối năm, nhiều tuyến phố ở Hà Nội ngổn ngang do việc đào đường để lắp đặt, sửa chữa hệ thống công trình ngầm. Đặc biệt, vỉa hè nhiều tuyến phố ở các quận nội thành như Hai Bà Trưng, Đống Đa, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Thanh Xuân... bị xới tung.
Nối tiếp các phố đi bộ Nguyễn Huệ, Bùi Viện (quận 1), phố ẩm thực Vĩnh Khánh (quận 4), nhiều nơi khác như quận 3, quận 10… cũng lên kế hoạch mở phố đi bộ, phố ẩm thực trên địa bàn. Tuy nhiên, điều gây lo lắng là việc “nhà nhà” đóng đường mở phố đi bộ, phố ẩm thực sẽ làm gia tăng tình trạng kẹt xe, nhất là trong bối cảnh diện tích đất dành cho giao thông (tính trên đầu người) ở TPHCM hiện rất thấp.
Qua đường dây nóng Báo SGGP, nhiều người dân phản ánh hàng loạt quán beer club (bia vũ trường) vỉa hè được mở dày đặc trên các tuyến đường ở các quận Gò Vấp, Bình Thạnh, Thủ Đức (TPHCM)…