Washington Post: Mỹ có lý khi đả kích Trung Quốc về các đòi hỏi trên biển Đông

Căng thẳng trên biển Đông gia tăng cũng là lúc quan hệ Mỹ - Trung có thêm nhiều bất đồng. Tờ Washington Post, vốn thân đảng Cộng hòa, đã có bài xã luận hiếm hoi bênh vực thái độ mà chính quyền Tổng thống Obama, thuộc đảng Dân chủ, đang theo đuổi. Bài viết có tựa “Mỹ có lý khi đả kích Trung Quốc về các đòi hỏi trên biển Đông”.
Washington Post: Mỹ có lý khi đả kích Trung Quốc về các đòi hỏi trên biển Đông

Căng thẳng trên biển Đông gia tăng cũng là lúc quan hệ Mỹ - Trung có thêm nhiều bất đồng. Tờ Washington Post, vốn thân đảng Cộng hòa, đã có bài xã luận hiếm hoi bênh vực thái độ mà chính quyền Tổng thống Obama, thuộc đảng Dân chủ, đang theo đuổi. Bài viết có tựa “Mỹ có lý khi đả kích Trung Quốc về các đòi hỏi trên biển Đông”.

  • Mỹ lên án Trung Quốc “đòi hỏi trái khuấy”

Bài viết mở đầu với đoạn giới thiệu sơ lược về biển Đông với bề rộng 3,4 triệu km² cùng nguồn tài nguyên vô cùng phong phú. Trung Quốc ngang nhiên nhận chủ quyền với vùng biển cách bờ biển quốc gia đến hơn 2.400km. Cơ sở để Trung Quốc tuyên bố việc chủ quyền là tấm bản đồ 9 đường gián đoạn mơ hồ được vẽ ra mới 6 thập niên trước và không được công nhận bởi bất cứ một tổ chức quốc tế nào.

Hệ quả tất yếu là Trung Quốc lấn sang cả vùng đặc quyền kinh tế của các quốc gia láng giềng vốn đã được công nhận bởi Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Bài viết nhắc lại việc tranh chấp chủ quyền đã kéo dài trong nhiều thập niên nhưng ở thời điểm hiện tại, vấn đề càng trở nên căng thẳng khi tiềm năng của mỗi quốc gia ngày càng được khẳng định rõ ràng.

Bài xã luận bảo vệ lập trường của Chính phủ Mỹ trong việc phản đối tham vọng của Trung Quốc và nhắc lại việc Trung Quốc mới đây đã thành lập chính quyền của nơi được gọi là “thành phố Tam Sa”, đặt căn cứ trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Điều này bị dư luận thế giới cho là vô giá trị, xâm phạm nghiêm trọng các điều ước quốc tế liên quan.

Chiến hạm tên lửa USS Cowpens (CG-63), tàu khu trục USS Sampson trong nỗ lực khẳng định vị thế ở biển Đông của hải quân Mỹ.

Chiến hạm tên lửa USS Cowpens (CG-63), tàu khu trục USS Sampson trong nỗ lực khẳng định vị thế ở biển Đông của hải quân Mỹ.

  • Mỹ cần gì?

Ngày 3-8 vừa qua, Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên tiếng chỉ trích hàng loạt hành động gây hấn của Trung Quốc để củng cố những đòi hỏi của mình trên biển Đông. Một ngày sau đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã triệu nhân viên ngoại giao của Mỹ đến để đưa ra lời phản đối chính thức đối với thái độ của Mỹ và tuyên bố rằng, Mỹ đã đưa ra nhận định sai lầm.

Bài xã luận cho rằng, Mỹ ở vị trí trung lập trong vấn đề mâu thuẫn trên biển Đông và những tuyên bố của Bộ Ngoại giao Mỹ vừa qua chỉ nhằm mục tiêu đẩy lùi các hành vi sách nhiễu gần đây của Trung Quốc đối với Philippines và Việt Nam trong vấn đề quyền đánh cá và khai thác dầu.

Vấn đề ở chỗ Trung Quốc lo ngại trước lời tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta hồi tháng 6 sẽ chuyển 60% sức mạnh hải quân sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương từ đây đến năm 2020.

Trung Quốc luôn khẳng định sẽ dàn xếp với từng quốc gia có liên quan để giải quyết những mâu thuẫn trên biển Đông trong ôn hòa. Thế nhưng, Mỹ vẫn bảo vệ sự quan tâm của mình với vấn đề trên vì lý do lợi ích quốc gia trong khu vực, dẫn đến việc muốn trực tiếp tham gia bảo vệ sự ổn định trong khu vực, nơi có lượng lớn tàu thuyền quốc tế qua lại.

Trong đó, tỷ lệ tàu thuyền thuộc các công ty vận chuyển hàng hải Mỹ cũng như những chuyến tàu mang lợi ích kinh tế cho Mỹ chiếm phần không nhỏ. Mỹ không thể chờ quan sát những động thái tiếp theo của Trung Quốc mà theo kết luận của bài viết: “Biển Đông rõ ràng đang trở thành một điểm nóng. Mọi người đều cần phải đảm bảo sao cho vùng này không biến thành một vùng chiến sự”. 

NHƯ QUỲNH

Tin cùng chuyên mục