30 năm đổi mới - Từ thực tiễn đến lý luận về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
Khi đề cập đến nhận thức và yêu cầu đối với Đảng lãnh đạo, Đảng cầm quyền trong xu thế phát triển của thế giới và của đất nước ta hiện nay, cũng như trong những năm tới, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã nhấn mạnh đến công tác xây dựng Đảng, bởi như ông nói: “Bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng đều do một đảng cầm quyền, lãnh đạo đất nước, và đảng ấy có tồn tại lâu dài hay không hoàn toàn phụ thuộc vào bản lĩnh, trí tuệ, uy tín đối với chế độ và dân tộc…”.
Xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt
Ông Nguyễn Bá Thanh khi còn làm Bí thư Thành ủy TP Đà Nẵng, trong một cuộc nói chuyện với hơn 4.500 cán bộ của thành phố (được truyền hình trực tiếp) đã dành khá nhiều thời gian nói về công tác xây dựng Đảng trong nhiều nhiệm kỳ qua. Ông hệ thống lại quá trình Đảng ta tiến hành xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Năm 1986 với Đại hội VI đổi mới, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đề ra chủ trương “Những việc cần làm ngay” và đã làm được một số việc, chấn chỉnh được nội bộ Đảng.
Đến Đại hội lần thứ VII với Tổng Bí thư Đỗ Mười, đã ra nghị quyết về xây dựng Đảng cũng rất quyết liệt và xem đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng và cấp bách. Đồng chí Đỗ Mười cũng xác định xây dựng Đảng giữ vai trò then chốt.
Đến giữa nhiệm kỳ Đại hội VIII với Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2) “Về một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong công tác xây dựng Đảng hiện nay”, Đảng ta quyết tâm rất cao với nhiều giải pháp quyết liệt về xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Đến Đại hội IX và Đại hội X, Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh cũng ra Nghị quyết Trung ương 3 (Khóa X) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí”. Và rồi như chúng ta biết, kết quả cũng chưa được bao nhiêu, chưa đáp ứng được lòng mong đợi của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Quận ủy quận 12 tổ chức kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”.
Như vậy, suốt 5 nhiệm kỳ, kéo dài 25 năm, vấn đề xây dựng và chấn chỉnh Đảng luôn được đề cập và hết sức quyết liệt. Tại Đại hội lần thứ XI của Đảng với Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, dù đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, nhưng Đảng ta cũng thẳng thắn nhìn nhận: Công tác xây dựng Đảng vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, kéo dài trong nhiều nhiệm kỳ chậm được khắc phục. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là những đảng viên có chức có quyền, kể cả một số cán bộ cao cấp suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau của sự phai nhạt lý tưởng, chủ nghĩa cơ hội, thực dụng, cá nhân, ích kỷ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước, cản trở sự phát triển của đất nước.
Ngoài những yếu kém, tồn tại được nêu lên trong các nghị quyết về xây dựng Đảng những nhiệm kỳ qua, cũng có nhiều chuyển biến và bước tiến mới quan trọng hình thành từ lý luận đến thực tiễn được Đảng đúc kết. Đó là: 30 năm qua, trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, yêu cầu nhiệm vụ cách mạng ngày càng cao, các thế lực thù địch tiến công toàn diện vào Đảng, vào chế độ, Đảng ta luôn vững vàng, thể hiện rõ bản lĩnh chính trị, bản chất cách mạng và khoa học, kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH, kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, kiên định đường lối đổi mới, xứng đáng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội; công tác xây dựng Đảng đã đạt được những thành tựu nhất định, vai trò lãnh đạo của Đảng được giữ vững…
Đổi mới nội dung, mô hình, phương thức cầm quyền của Đảng
|
Về phương thức lãnh đạo của Đảng, theo GS-TS Lê Hữu Nghĩa, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, phải khắc phục cho được sự trì trệ, chậm đổi mới hệ thống chính trị, chậm ban hành những quy định cụ thể về phương thức Đảng lãnh đạo Nhà nước, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội, cũng như các quy định bảo đảm thực hiện đúng đắn nguyên tắc tập trung dân chủ, thực hiện dân chủ trong Đảng và trong xã hội. Khắc phục cho được những yếu kém, tồn tại và bất cập nêu trên thì khi vận hành cơ chế lãnh đạo của một đảng cầm quyền trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, chúng ta mới không bị lúng túng, vận dụng sai so với đặc thù thực tế ở từng thời kỳ phát triển.
|
HOÀI NAM
>> Đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN

Các tin, bài viết khác
- Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác Đảng
- Làm tốt công tác dân vận: “Được cho dân, được cho cả bộ máy”
- Quản lý, phát triển xã hội trong thế giới hội nhập
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Bao giờ?
- Kinh tế thị trường định hướng XHCN - Từ thực tiễn TPHCM
- Đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng: Chưa thực chất, vì sao?
- TPHCM: Trao Huy hiệu 60- 70 năm tuổi Đảng cho 146 đảng viên
- TPHCM: Trao tặng Huy hiệu Đảng cho 1.588 đảng viên tròn tuổi đảng
- TPHCM: 5 đảng viên nhận Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng
- Vợ chồng cựu cán bộ ngoại giao cùng nhận Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng
Các tin, bài viết khác
-
Nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở Đảng và chất lượng đảng viên
-
Giải pháp nâng chất hoạt động chi bộ
-
Chủ động kiểm tra, giám sát để giữ vững kỷ luật trong Đảng
-
Trao giải Báo chí toàn quốc về xây dựng Đảng - Giải Búa liềm vàng năm 2020
-
Dấu ấn trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng
-
Tổ chức Đảng mạnh bắt đầu từ từng đảng viên
-
Phải nhận diện đúng bản chất, ý đồ của các thế lực thù địch
-
Văn hóa chưa được quan tâm tương xứng
-
Bền bỉ giúp dân thoát nghèo
-
TPHCM trao Huy hiệu Đảng cho 1.481 đảng viên