
Hỏi: Xin cho biết vài nét về lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
Nguyễn Việt Dũng (Cần Thơ)

Quang cảnh lễ hội Đâm trâu
Đâm trâu là một lễ hội truyền thống đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Lễ hội thường được tổ chức vào cuối năm cũ để chào đón năm mới với hy vọng gặp nhiều may mắn.
Để chuẩn bị cho hội lễ, người chủ trì phải cử người vào rừng chặt cho được cây bông gạo mang về để dựng cột Blang Khâo. (Blang trong tiếng Ê Đê là cây bông gạo). Bản thân người tổ chức phải ra đón cây một cách trân trọng và trả công xứng đáng cho người chặt.
Lễ trồng cây Blang Khâo do thầy cúng chủ trì việc chọn nơi đào lỗ chôn và khấn vái trời đất. Ngoài cột chính, chung quanh còn có nhiều cột Blang phụ và 4 cây trụ để buộc trâu. Trên mỗi trụ phụ đều có vẽ đàn chim bay hoặc hoa cây kơ–nia.
Bắt đầu buổi lễ, người người vây kín, khua chiêng đánh trống, nhảy múa thôi thúc như lúc lâm trận.
Lễ tan vào lúc tối trời. Trong ba ngày sau đó, chủ nhà (người đứng ra tổ chức) không tiếp khách và không ra khỏi nhà. Cây Blang để nguyên tại chỗ để đâm chồi nẩy lộc tốt tươi.
PGS.TS Lê Trung Hoa