Phòng ngừa cúm A/H1N1 ra sao?

Phòng ngừa cúm A/H1N1 ra sao?

Sau đây là một số tư vấn của Thứ trưởng BộY tế Trịnh Quân Huấn, Giám đốc Sở Y tế TPHCM Nguyễn Văn Châu, Phó giám đốc BVBệnh nhiệt đới TPHCM Trần Tịnh Hiền về dịch cúmA/H1N1.

        Nóng sốt, sổmũi, đau họng: Tự cách ly

Triệu chứng của người mắc bệnh do virus cúmA/H1N1 giống với hội chứng cúm mùa, bệnh diễn biến cấp tính từ nhẹ đến nặng: từsốt, ho, đau họng, chảy nước mắt, nước mũi, đau người, đau đầu, mệt mỏi; một sốtrường hợp có tiêu chảy, đến viêm phổi nặng và tử vong. Thời kỳ ủ bệnh 1 - 7ngày. Thời kỳ lây truyền của bệnh từ 1 ngày trước cho tới 7 ngày sau khi khởiphát. Chính vì vậy, khi có các biểu hiện bệnh như trên, cần tự cách ly và nhanhchóng đến cơ sở y tế thăm khám.

Cúm A/H1N1 có khả năng lây nhiễm rất caovà lây truyền nhanh từ người sang người qua đường hô hấp, qua nước bọt hay dịchtiết mũi họng qua ho, hắt hơi của người bệnh. Ngoài ra, bệnh có thể lây qua tiếpxúc với một số đồ vật có chứa virus và từ đó qua tay đưa lên mắt, mũi, miệng.Trong điều kiện thời tiết lạnh và ẩm, tế bào đường hô hấp của người dễ bị tổnthương, làm tăng tính cảm nhiễm với bệnh.

Virus cúm A/H1N1 có sức đềkháng yếu, dễ bị bất hoạt bởi bức xạ mặt trời, tia cực tím, dễ bị tiêu diệt ởnhiệt độ 70°C và các chất tẩy rửa thông thường. Tuy nhiên, virus cúm A/H1N1 cóthể tồn tại hàng giờ ở ngoại cảnh, đặc biệt khi thời tiết lạnh.

Bộ trưởng Bộ Y tế kiểmtra công tác kiểm dịch phòng ngừa cúm A/H1N1 tại sân bay Tân SơnNhất.

Bộ trưởng Bộ Y tế kiểmtra công tác kiểm dịch phòng ngừa cúm A/H1N1 tại sân bay Tân SơnNhất.

        Thường xuyên vệ sinhcá nhân

Việc rửa tay thường xuyên là một trong những cách phòng ngừahiệu quả, bởi rửa tay thường xuyên bằng xà phòng (5-6 lần/ngày) sẽ hạn chế viruslây truyền. Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất dùng khăn vải hoặckhăn giấy che miệng khi ho hoặc hắt hơi để làm giảm phát tán các dịch tiết đườnghô hấp, sau đó hủy hoặc giặt sạch khăn ngay. Thường xuyên súc miệng bằng nướcsát khuẩn.

Cần vệ sinh nhà cửa, văn phòng bằng nước sát khuẩn. Nênthường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng chấttẩy rửa thông thường, như xà phòng, nước Javel, cồn Ethanol 70 độ. Hạn chế sửdụng máy điều hòa.

Những bài thuốc dân gian như xông hơi, ăn tỏi, uốngtrà xanh…, về cơ bản là tốt nhưng đối với dịch cúm A/H1N1 hiệu quả chưa được xácthực. Do đó, phòng dịch cúm bằng các phương pháp cổ điển với vệ sinh hàng ngàyvẫn quan trọng hơn cả, như: tránh tiếp xúc với người bị bệnh đường hô hấp cấptính; khi tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và giữ khoảng cách ítnhất 1m; hạn chế đến những nơi đông người...

Sở Y tế TPHCM đã tuyêntruyền cho đội ngũ tài xế taxi về phòng ngừa dịch cúm A/H1N1, bởi đây là phươngtiện có nguy cơ truyền virus cúm A/H1N1, nhất là ở tay nắm cửa. Do vậy, ngườidân không quá lo lắng khi đi phương tiện này và tốt hơn là hạ cửa kính khi đitaxi cho thông thoáng. Những người bị nghi ngờ mắc cúm A/H1N1 hay có các triệuchứng cúm, cần tránh đi xe buýt trong thời điểm hiện nay.

Hầu hết ngườinhiễm cúm A/H1N1 tại Việt Nam từ vùng dịch trở về, những trường hợp khác do lâynhiễm trực tiếp từ người mắc bệnh, chứ chưa có bệnh nhân cúm A/H1N1 trong nướctự khởi phát và chưa có khảo sát cho thấy đeo khẩu trang thông thường có tránhđược bệnh dịch hay không. Tuy nhiên, để đề phòng thì khi đến những nơi đôngngười nên đeo khẩu trang hoặc khẩu trang y tế. Đối với những người từ vùng dịchtrở về, đã tiếp xúc với bệnh nhân cúm A/H1N1 thì cần mang khẩu trang ít nhấttrong vòng 7 ngày.

        Đeo khẩutrang, hạn chế tiếp xúc...

Tiêm ngừa vaccine là biện pháp quan trọngđể phòng bệnh cúm và giảm ảnh hưởng của dịch cúm. Tuy nhiên, hiện các loạivaccine thông thường chưa cho thấy tác dụng phòng chống cúm A/H1N1. Còn vaccinengừa cúm A/H1N1 đang được nghiên cứu.

Đối với người từ vùng dịch trở về,người có tiếp xúc với bệnh nhân cúm A/H1N1 mà có biểu hiện nóng sốt, đau họngcần nằm riêng ở nhà, đeo khẩu trang và tránh tiếp xúc trong vòng 7 ngày. Nếubệnh trở nặng nên báo cho cơ sở y tế để được đưa đến bệnh viện cách ly, giámsát. Còn nếu tự đến bệnh viện phải đeo khẩu trang và đi bằng phương tiện cánhân.

Khi trong gia đình có ca bệnh (gồm ca nghingờ, ca có thể, ca xác định), người bệnh phải cách ly tại nhà hoặc tại cơ sởđiều trị, tùy theo tình trạng bệnh, trong vòng 7 ngày kể từ khi có biểu hiệnbệnh. Những người trong gia đình phải phòng lây nhiễm bệnh bằng cách: đeo khẩutrang, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng; che miệng và mũi bằng khăn khi hohoặc hắt hơi; hạn chế tiếp xúc với cộng đồng...

Phụ nữ mang thai nếu mắccúm A/H1N1 hay cúm thường cũng rất nguy hiểm cho tính mạng cả mẹ lẫn con. Một sốcông sở đã cho phụ nữ mang thai nghỉ làm trong thời điểm này.

LÂM TUỆ(ghi)

Thông tin liênquan

>> WHO:Đại dịch cúm A/H1N1 có thể kéo dài 2 năm

>> Không để người nhà chăm sóc bệnh nhân cúmA/H1N1 

>> WHOtuyên bố cúm A/H1N1 là đại dịch

>> Cụctrưởng Cục Y tế dự phòng và môi trường Nguyễn Huy Nga: Cúm A/H1N1 có nguy cơ lanrộng

>> Dịchcúm A/H1N1 tại Việt Nam đã lây nhiễm từ người sang người

>> Phòng chống cúm A/H1N1, tại TPHCM: Chuẩn bị thêm 2 bệnh viện đểứng phó

Tin cùng chuyên mục