Đối mặt với nguy cơ bị kiện bán phá giá

Tạm thời thực hiện cơ chế điều hành xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ

Giảm thuế cho QVD Đồng Tháp còn 21,23%
Tạm thời thực hiện cơ chế điều hành xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ

Theo Hiệp định về hàng dệt may của WTO, ngay sau khi trở thành thành viên chính thức WTO, VN phải được các nước thành viên WTO (kể cả Mỹ) dỡ bỏ hạn ngạch xuất khẩu từ VN vào các nước. Tuy nhiên, khá bất ngờ khi phía Mỹ đơn phương công bố sẽ triển khai cơ chế giám sát chặt chẽ hàng dệt may VN kể từ ngày 11-1-2007. Nguy cơ các mặt hàng dệt may VN xuất khẩu vào Mỹ bị kiện bán phá giá đang đến rất gần.

  • Tăng trưởng trong lo âu
Tạm thời thực hiện cơ chế điều hành xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ ảnh 1

Dây chuyền may áo sơ mi xuất khẩu ở Công ty cổ phần May Nhà Bè. Ảnh: THÀNH TÂM

Số liệu từ Bộ Thương mại, trong 2 tháng đầu năm 2007, việc xuất khẩu hàng dệt may tăng trưởng khá mạnh so với cùng kỳ năm 2006, với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,016 tỷ USD, chỉ đứng sau ngành dầu khí 44 triệu USD và vượt khá xa ngành hàng thứ 3 là giày dép đến 356 triệu USD.

Bình luận về những con số này, ông Lê Viết Tòa, Phó Tổng giám đốc Công ty may Việt Tiến, nói rằng, chúng ta mới chỉ gia nhập WTO được hơn 2 tháng nên việc tăng trưởng của ngành dệt may chưa thể nói lên chính xác điều gì, vì nguy cơ Mỹ kiện chống bán phá giá cũng đang cận kề. “Chúng ta còn quá nhiều việc cần phải giải quyết một cách rốt ráo, nếu không muốn 50% DN trong ngành sẽ phải phá sản vào năm 2010” - ông Tòa nhìn nhận.

Tương tự, ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TPHCM, lo lắng, việc tăng trưởng xuất khẩu nhanh của ngành dệt may còn dẫn đến sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp về các nguồn lực sản xuất vốn dĩ ngày càng ít đi như đất đai, nhà xưởng, nguồn lao động… Bên cạnh đó, dù hàng dệt may VN không còn phải chịu hạn ngạch khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ, nhưng dưới áp lực của các nhà sản xuất trong nước, Bộ Thương mại Mỹ đã đưa ra một rào cản mới, đó là việc xây dựng cơ chế giám sát chống bán phá giá hàng dệt may VN xuất khẩu vào Mỹ với mục tiêu là điều tra chống bán phá giá, mà việc tăng trưởng xuất khẩu quá nhanh vào thị trường này là cái cớ để họ thực hiện.

Thứ trưởng Bộ Thương mại Lê Danh Vĩnh cũng cho rằng, phía Mỹ đang trưng cầu ý kiến các bên để triển khai cơ chế giám sát hàng dệt may VN vào Mỹ. Theo cơ chế này, việc rà soát sẽ được thực hiện 6 tháng một lần và trong trường hợp xấu nhất, họ sẽ tự động điều tra chống bán phá giá đối với một hoặc nhiều mặt hàng dệt may từ VN.

  • Áp dụng cơ chế điều hành xuất khẩu tạm thời
Tạm thời thực hiện cơ chế điều hành xuất khẩu hàng dệt may vào Mỹ ảnh 2

Dây chuyền ủi áo quần xuất khẩu ở Công ty cổ phần May Sài Gòn 2. Ảnh: THÀNH TÂM

Trước tình hình trên, liên Bộ Thương mại và Công nghiệp đã quyết định áp dụng cơ chế điều hành xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ theo hướng giám sát các mặt hàng dệt may mà phía dự kiến giám sát. Mục đích của cơ chế này là nhằm tăng cường niềm tin của các nhà nhập khẩu, nâng cao giá trị hàng xuất khẩu, giảm thiểu các lô hàng đơn giản có đơn giá thấp, quản lý tốt quá trình tăng trưởng xuất khẩu, chống chuyển tải bất hợp pháp và gian lận thương mại… Tạm thời Bộ Thương mại sẽ cấp giấy phép xuất khẩu E/L cho các lô hàng xuất khẩu sang Mỹ kể từ ngày 15-3-2007. Theo đó, 5 nhóm hàng dệt may sẽ bị giám sát là áo sơ mi, quần dài, đồ bơi, đồ lót và áo len. Tùy theo từng thời kỳ, liên bộ có thể điều chỉnh và chuyển sang giám sát mã số (HS) và cat khi điều kiện cho phép.

Thứ trưởng Lê Danh Vĩnh khẳng định, việc cấp E/L rất đơn giản, miễn phí và không gây thêm bất cứ phiền toái nào cho DN. Nhà nước không hề có ý định hạn chế số lượng xuất khẩu của các DN nên các DN yên tâm nhận các đơn hàng lớn. Tuy nhiên, để giảm thiểu các lô hàng đơn giản, có đơn giá thấp, quản lý tốt trong quá trình tăng trưởng xuất khẩu, liên bộ sẽ tổng hợp và hiệp thương hướng dẫn các DN và Hiệp hội Dệt may VN để xử lý các trường hợp cụ thể, tránh ảnh hưởng tới đại đa số DN làm ăn chân chính. Trong trường hợp dữ liệu của các cat không có sự đột biến về số lượng xuất khẩu và giảm nhiều về giá xuất khẩu thì các DN vẫn có thể xuất khẩu những lô hàng có mẫu mã đơn giản, giá rẻ. 

Theo luật sư David Luff, chuyên gia tư vấn của Dự án Hỗ trợ thương mại đa biên (Mutrap), Chính phủ VN cần kiểm tra ngay các tiêu chuẩn để được công nhận và được đối xử theo tư cách nền kinh tế thị trường và chuẩn bị trước hồ sơ theo hướng này. Chuẩn bị trước về cách xác định theo cơ sở một nước thứ 3 tương tự và các lập luận để được chấp nhận một cách thức kiểm tra các điều kiện cạnh tranh tương tự có lợi nhất cho DN. Đối với hiệp hội, cần phải nhanh chóng thuê luật sư quốc tế, có khả năng tranh cãi về các vấn đề liên quan đến chống bán phá giá và quy trình giải quyết tranh chấp trong WTO...

Do vậy, bên cạnh những nỗ lực từ phía các bộ ngành, mỗi DN cần chủ động đa dạng hóa sản phẩm, đa dạng hóa thị trường, phối hợp chặt chẽ giữa DN với Hiệp hội Dệt may và với các nhà nhập khẩu có quyền lợi liên quan đề tranh thủ sự hỗ trợ nhằm giảm thiểu thiệt hại ở mức thấp nhất.

THÚY HẢI

Về thuế chống bán phá giá của Mỹ đối với hàng thủy sản VN
Giảm thuế cho QVD Đồng Tháp còn 21,23%

Chiều 23-3, Hiệp hội Các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, Bộ Thương mại Mỹ vừa có kết quả cuối cùng của đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá năm thứ 2. Theo đó, mức thuế chống bán phá giá đối với philê cá tra/basa xuất sang Mỹ của Công ty TNHH QVD Đồng Tháp đã được cắt giảm từ 66,34% xuống còn 21,23%.

V.H.

Tin cùng chuyên mục