Mỹ quyết tiêu diệt IS

Hãng tin RT của Nga dẫn nguồn tin từ các quan sát viên của Tổ chức Giám sát nhân quyền (HRW) cho hay, cuộc không kích do Mỹ dẫn đầu với sự góp sức của nhiều đối tác quân sự đã khiến 8 dân thường, trong đó có 3 trẻ em thiệt mạng. Tổng số phiến quân thương vong khoảng 300 tên, trong đó có 70 tên đã chết.
Mỹ quyết tiêu diệt IS

Hãng tin RT của Nga dẫn nguồn tin từ các quan sát viên của Tổ chức Giám sát nhân quyền (HRW) cho hay, cuộc không kích do Mỹ dẫn đầu với sự góp sức của nhiều đối tác quân sự đã khiến 8 dân thường, trong đó có 3 trẻ em thiệt mạng. Tổng số phiến quân thương vong khoảng 300 tên, trong đó có 70 tên đã chết.

Loạt không kích được mở màn với sự xuất hiện của hàng loạt tên lửa Tomahawk được phóng đi từ các tàu trên biển. Thành phố Raqqa ngay lập tức bị ngắt điện. Toàn bộ các mục tiêu đã bị đánh sập. Hiện 2/3 trong số 30.000 phiến quân IS được quy tụ ở Syria.

Máy bay quân sự tham gia không kích các căn cứ của IS tại Syria.

Trong bài diễn văn hôm 10-9, Tổng thống Mỹ Obama đã khẳng định sẽ tiêu diệt tận gốc mọi mối đe dọa nhắm vào người dân Mỹ dù mối đe dọa đó đến từ Syria hay Iraq. Kể từ thời điểm Mỹ không kích IS ở Iraq đến nay, đã có 190 mục tiêu ở Iraq bị hủy hoại. Tuần trước, Quốc hội Mỹ đã đồng ý tài trợ 500 triệu USD cho chương trình huấn luyện, trang bị vũ khí cho lực lượng phiến quân ôn hòa của Syria để chống lại IS.

Theo World Bulletin, Thiếu tướng Nasir al-Ghannam và một quan chức cấp cao thuộc Quốc hội Iraq ngày 23-9 đã xác nhận IS dùng khí clo để đầu độc và giết chết 300/400 binh sĩ bị IS bao vây tại khu vực gần thành phố Fallujah. Nguồn tin trên không cho biết chính xác thời điểm xảy ra vụ tấn công này. Theo AP, ít nhất 40 binh sĩ thiệt mạng do bị IS đánh bom liều chết hôm 22-9. Ngoài ra, IS còn bắt cóc 68 binh sĩ khác.

Các nước thận trọng

Hành động lần này của Mỹ và các nước không được sự chấp thuận của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Ngày 23-9, Thủ tướng Iraq al-Abadi nhấn mạnh nước này không chấp nhận bất cứ hành động can thiệp quân sự trên bộ nào.

Tên lửa tham gia không kích các căn cứ của IS tại Syria.

Theo Sydney Morning Herald, Ngoại trưởng Australia Julie Bishop ngày 23-9 cho biết Australia coi lời kêu gọi của IS về việc tổ chức này sẽ tàn sát các công dân Australia, Canada, Mỹ và các nước tham gia liên minh chống IS là có thật. Hiện Australia đã cử 600 binh sĩ và 8 máy bay chiến đấu F/A18 tham gia liên minh quốc tế trong chiến dịch chống IS. Trong khi đó, theo AP, Thủ tướng Canada Stephen Harper cùng ngày xác nhận, các cơ quan an ninh nước này đang kiểm tra và xác minh lời đe dọa của IS, đồng thời tìm cách củng cố luật pháp và tăng cường hợp tác với đồng minh để giảm nhẹ các mối đe dọa này. Tuần trước, Canada đã cử 69 binh sĩ thuộc lực lượng đặc nhiệm đến Iraq để cố vấn quân sự cho lực lượng vũ trang Iraq và lực lượng người Kurd chống IS. Bộ Công dân và Nhập cư Canada từ cuối tuần qua bắt đầu hủy hộ chiếu của các công dân ra nước ngoài tìm cách gia nhập IS hay các nhóm phiến quân khác.

Theo AP, các quan chức Nhà Trắng ngày 23-9 cho biết Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc dự kiến sẽ thông qua một nghị quyết mang tính ràng buộc yêu cầu các nước khởi tố những công dân nước mình ra nước ngoài tham gia các tổ chức khủng bố.

Nhóm vũ trang Jund al-Khilifa của Algeria khẳng định đã bắt giữ một công dân Pháp và dọa sẽ hành quyết người này nếu Pháp không ngừng các cuộc không kích nhằm vào các tay súng thuộc nhóm IS ở Iraq. Chính phủ Pháp cũng đã khuyến cáo công dân mình cẩn trọng trước mối đe dọa của IS.

NHƯ QUỲNH (tổng hợp)

>> Mỹ và các nước bắt đầu không kích IS ở Syria

Tin cùng chuyên mục