Huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam lại rung chuyển vì động đất

(SGGPO).- Khoảng 7h15 sáng nay, 6-9, thêm một trận động đất mạnh làm rung chuyển tại huyện Bắc Trà My và các huyện lân cận như Hiệp Đức, Quế Sơn,… của tỉnh Quảng Nam, khiến người dân hết sức hoang mang.
Huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam lại rung chuyển vì động đất

(SGGPO).- Khoảng 7h15 sáng nay, 6-9, thêm một trận động đất mạnh làm rung chuyển tại huyện Bắc Trà My và các huyện lân cận như Hiệp Đức, Quế Sơn,… của tỉnh Quảng Nam, khiến người dân hết sức hoang mang.

Cuối năm 2011, đoàn khảo sát địa chất của Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam nhận định động đất ở Bắc Trà My là động đất kích thích do tích nước hồ thủy điện Sông Tranh 2 và có xu hướng ngày càng giảm dần. Tuy nhiên, đến nay, động đất ở huyện Bắc Trà My ngày càng mạnh thêm khiến người dân nghi ngờ về nhận định nói trên. Ảnh: Nguyên Khôi

Cuối năm 2011, đoàn khảo sát địa chất của Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam nhận định động đất ở Bắc Trà My là động đất kích thích do tích nước hồ thủy điện Sông Tranh 2 và có xu hướng ngày càng giảm dần. Tuy nhiên, đến nay, động đất ở huyện Bắc Trà My ngày càng mạnh thêm khiến người dân nghi ngờ về nhận định nói trên. Ảnh: Nguyên Khôi

Trao đổi với PV SGGPO, ông Đặng Phong – Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My cho biết, trận động đất vào sáng nay rất mạnh, tương đương với trận động đất 4,2 độ richter như đêm ngày 3-9. Trận động đất làm rung chuyển nhà cửa và người dân hoảng loạn chạy ra khỏi nhà. Trước đó, vào đêm 4-9, rạng sáng ngày 5-9 cũng có 2 trận động đất khác xảy ra tại Bắc Trà My nhưng với cường độ nhẹ hơn.

Huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam lại rung chuyển vì động đất ảnh 2

Đập thủy điện Sông Tranh 2 khi đang được xử lý, khắc phục sự cố thấm chảy nước qua thân đập. Ảnh: Nguyên Khôi

Quảng Nam: Báo cáo Thủ tướng và Bộ Khoa học  Công nghệ về động đất

Trao đổi với PV SGGP chiều 5-9, ông Nguyễn Ngọc Truyền – Chánh văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết: Trước diễn biến phức tạp của các trận động đất tại Bắc Trà My vừa qua, tỉnh Quảng Nam đã có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Khoa học Công nghệ để báo cáo lại tình hình vụ động đất đồng thời đề xuất khẩn trương cho lắp đặt hệ thống quan trắc động đất tại khu vực huyện Bắc Trà My để có cảnh báo kịp thời, bảo vệ an toàn tính mạng cho người dân. Mặt khác, tỉnh đề nghị lập đoàn kiểm tra vào Bắc Trà My để khảo sát tình hình động đất cũng như vấn đề liên quan đến đập thủy điện Sông Tranh 2”.

Ngay sau khi động đất mạnh xảy ra, UBND huyện Bắc Trà My tức tốc có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Nam xin có chủ trương nhất quán từ trên xuống dưới để có biện pháp an dân.

Theo ông Phong, do hiện nay người dât rất hoang mang lo sợ nên điều địa phương cần nhất hiện nay là các nhà khoa học phải nhanh chóng vào cuộc, phải khẩn trương đặt máy quan trắc địa chấn để xác định cường độ động đất và dự báo sắp đến có động đất lớn hơn hay không để địa phương có phương án ứng phó. 

Tương tự, các trận địa chấn ngày càng mạnh cũng làm rung chuyển các huyện các Bắc Trà My trong vòng 100km. Người dân các địa phương này cũng rất hoang mang.

Trước những trận động đất ngày càng mạnh tai Bắc Trà My khiến các ngành chức năng của tỉnh Quảng Nam và cả giới chuyên gia đặt nghi vấn trước nhận định “động đất ở Bắc Trà My là động đất kích thích” mà trước đó Đoàn khảo sát địa chất của Bộ Khoa học Công nghệ do TS Trần Tuấn Anh – Viện trưởng Viện địa chất làm trưởng đoàn đa nhận định hồi cuối tháng 11-2011. 

Ông Phạm Viết Tích – Phó Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Quảng Nam cho biết: Sau khi có động đất mạnh xảy ra, Sở Khoa học Công nghệ tỉnh đã có chuyến khảo sát hiện trường. Tuy nhiên, Sở Khoa học  Công nghệ không đủ khả năng để đánh giá, nhận định về động đất mà chỉ khảo sát và đề lên UBND tỉnh Quảng Nam và Bộ Khoa học  Công nghệ đề nghị Viện Vật lý địa cầu vào khảo sát bằng máy móc. “Theo nhận định của đoàn khảo sát địa chất của Viện địa chất trước đây là động đất kích thích ngày càng giảm, trong khi hiện nay ngày càng mạnh thêm thì không biết nó hoạt động có đúng quy luật hay không?” – ông Tích đặt nghi vấn.

Huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam lại rung chuyển vì động đất ảnh 3

Đập thủy điện Sông Tranh 2 nhìn từ thượng nguồn. Ảnh: Nguyên Khôi

Ban quản lý Dự án Thủy điện 3: “Công trình vẫn an toàn và làm việc bình thường”

Ngày 5-9, ông Trần Văn Hải – Trưởng ban Quản lý dự án thủy điện 3 (BQLDATĐ3) – chủ đầu tư công trình Thủy điện Sông Tranh 2 có văn bản số 662/BC-ATĐ3 gửi UBND tỉnh Quảng Nam và UBND huyện Bắc Trà My về tình hìnhd dộng đất và an toàn công trình thủy điện Sông Tranh 2.

Theo đó, Công trình thủy điện Sông Tranh 2 được thiết kế với cấp động đất cấp 7 (thang MKS-64), tương đương chịu được đến 5,9 độ richter. Độ lớn trận động đất vừa qua là 4,2 độ richter (tương đương động đất cấp 5) còn thấp hơn sơ với thiết kế công trình. Ban đã kiểm tra toàn bộ công trình và thấy công trình vẫn an toàn và làm việc bình thường. 

 Ngoài ra, BQLDATĐ3 cũng thông báo kết luận cuộc họp vào sáng 4-9 của Hội đồng nghiệp thu Nhà nước các công trình xây dựng là đập Sông Tranh 2 đảm bảo tích nước và an toàn theo thiết kế và công tác chống thấm đạt yêu cầu.

Trong khi đó, ông Lê Trí Tập - chuyên gia thủy lợi thẳng thắn đặt hàng loạt nghi vấn: Trước đây các đoàn khảo sát nhận định động đất ở Bắc Trà My là động đất kích thích do tích nước lòng hồ thủy điện và cho rằng động đất ngày càng giảm nhưng đến nay lại càng mạnh thêm. Khi tích nước thì xảy ra động đất kích thích 3,5 độ richter, trong khi hiện nay mực nước nằm dưới mực nước chết vẫn xảy ra động đất 4,2 độ richter thì động đất kích thích hay động đất do biến đổi bề mặt trái đất?
Nếu như vậy, khi tích nước trở lại ở cao trình lớn thì liệu động đất giảm hay mạnh thêm lên? Và mạnh là sẽ mấy độ, có vượt quá giới hạn 5,9 độ richter không? Và như thế, vài ba năm nữa khi hồ thủy điện Sông Tranh 2 tích đầy nước thì sẽ như thế nào?

Đặc biệt, vùng Trà My có lượng mưa rất cao, lượng nước đổ về rất nhanh sẽ đe dọa đến đập thủy điện Sông Tranh 2. Hơn nữa, cách xử lý bịt bề mặt khe nhiệt đập thủy điện Sông Tranh 2 ở phía thượng nguồn liệu có đảm bảo an toàn về lâu dài khi hồ đã tích đầy nước và động đất liên tục như hiện nay?

Cả chủ đầu tư là EVN và các đơn vị tư vấn thiết kế đều cho rằng đập thủy điện Sông Tranh là an toàn, là không ảnh hưởng bởi các trận động đất,…Song, những khẳng định trên chẳng thể xoa dịu nỗi lo lắng của người dân và cả chính quyền huyện Bắc Trà My khi hàng triệu mét khối nước treo lơ lửng trên đầu hàng chục ngàn dân và động đất xảy ra ngày càng mạnh hơn. Và nỗi lo của chính quyền và nhân dân huyện Bắc Trà My nói riêng, tỉnh Quảng Nam nói chung không phải là không có lý.

Quảng Nam: Phổ biến kiến thức và cách phòng tránh động đất cho dân

Sáng nay, 6-9, Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Nam cho biết vừa có văn bản gửi đến các huyện, thành phố trên địa bàn phổ biến kiến thức và cách phòng tránh động đất cho nhân dân nhằm đối phó với động đất có thể còn tiếp tục xảy ra.

Theo đó, Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Nam hướng dẫn cho dân chúng biết thế nào là động đất, nguyên nhân gây động đất, cường độ của động đất và cách phòng tránh. Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão tỉnh yêu cầu Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn các địa phương phối hợp với các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên tuyên truyền, phổ biến đến mọi người dân trên địa bàn, nhằm chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất do động đất gây ra.

Một số biện pháp ứng phó với động đất:

 a. Trước khi xảy ra động đất:

 -  Dự trữ nước uống, đồ ăn đóng hộp, đèn pin, pin, radio, bông băng, thuốc chữa bệnh thông thường, thay đổi khi hết hạn sử dụng;

 -  Không đặt các vật nặng lên giá đỡ cao; không đặt giường ngủ sát cửa kính;

 -  Những vật dụng trong nhà dễ ngã đổ, rơi xuống, nên được gắn chặt vào tường nhà để khi lung lay cũng không rơi xuống đất gây thương tích;

 -  Các đồ đạc nặng như kệ sách, tủ, chén bát…. nên đặt xa khỏi các cửa ra vào, các nơi thường lui tới để khi ngã đổ vẫn không chắn lối ra và nên gắn chặt vào tường nhà;

 - Những người sống ở chung cư nắm vững lối thoát hiểm;

 - Theo dõi thông báo và chỉ dẫn của cơ quan phòng chống thiên tai và cứu hộ, cứu nạn.

 b. Khi xảy ra động đất:

 - Nếu động đất xảy ra khi đang ở trong nhà, ngay lập tức chui xuống gầm bàn hay gầm giường để tránh các vật rơi xuống đầu và nếu nhà sập vẫn có không khí để thở. Nếu không có gầm bàn thì chạy đến góc phòng mà đứng, không chạy ra khỏi nhà khi có chấn động do động đất gây ra. Sau khi chấn động ngừng mới rời khỏi phòng, nhà nếu cần;

- Khi di chuyển ra khỏi nhà cao tầng không chạy vào thang máy đề phòng mất điện bất ngờ, đồng thời lấy các vật che trên đầu như gối, cặp sách, cặp tài liệu;

 - Nếu động đất xảy ra khi đang ở ngoài đường thì phải lánh nạn ở những bãi đất trống, chạy tránh xa các tòa nhà cao ốc, tường cao, cây to và đường dây điện để tránh sập đổ;

 - Nếu động đất xảy ra khi đang ở gần bờ biển thì phải đề phòng sóng thần do động đất xảy ra ở đáy biển;

 - Sau chấn động đầu tiên thường có thời gian yên tĩnh, sau đó mới có chấn động mới, do đó không nên hoảng sợ. Chấn động mới có thể xảy ra sau vài phút, vài giờ thậm chí sau vài ngày tùy thuộc động đất mạnh hay yếu.

NGUYÊN KHÔI

>> Đập thủy điện Sông Tranh 2 vẫn an toàn?

>> Đập Sông Tranh 2 an toàn khi có động đất 5,5 độ richte

Tin cùng chuyên mục