Khốn khổ với thủy điện “treo”

Đến thời điểm này, Đà Nẵng là địa phương duy nhất ở miền Trung chỉ có một thủy điện được quy hoạch, đầu tư xây dựng. Thế nhưng, kể từ ngày khởi công (tháng 6-2010) đến nay, dự án Thủy điện Sông Nam - Sông Bắc hầu như giẫm chân tại chỗ, kéo theo những hệ lụy, gây bức xúc đối với người dân nằm trong vùng dự án.
Khốn khổ với thủy điện “treo”

Đến thời điểm này, Đà Nẵng là địa phương duy nhất ở miền Trung chỉ có một thủy điện được quy hoạch, đầu tư xây dựng. Thế nhưng, kể từ ngày khởi công (tháng 6-2010) đến nay, dự án Thủy điện Sông Nam - Sông Bắc hầu như giẫm chân tại chỗ, kéo theo những hệ lụy, gây bức xúc đối với người dân nằm trong vùng dự án.

Sau hơn 3 năm khởi công, dự án Thủy điện Sông Nam - Sông Bắc (Đà Nẵng) cũng chỉ có vài cây trụ điện.

Sau hơn 3 năm khởi công, dự án Thủy điện Sông Nam - Sông Bắc (Đà Nẵng) cũng chỉ có vài cây trụ điện.

Đất bỏ hoang, dân thất nghiệp

Dự án Thủy điện Sông Nam - Sông Bắc (nằm trên địa bàn thôn Tà Lang và Giàn bí, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) do Công ty cổ phần thủy điện Geruco Sông Côn (GSC), thuộc Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam làm chủ đầu tư. Theo thiết kế, nhà máy công suất 49,2 MW, bao gồm 3 nhà máy Sông Bắc 1, Sông Bắc 2 và Sông Nam, với tổng số vốn  khoảng 1.400 tỷ đồng.

Để xây dựng thủy điện này phải mất 948,41 ha đất rừng. Trong đó, rừng đặc dụng là 239,69 ha cần phải làm thủ tục chuyển đổi sử dụng sang mục đích khác, còn lại là diện tích đất lâm nghiệp, rừng trồng theo chương trình 661, Nghị định 01 của Chính phủ, diện tích mặt nước, ao hồ, sông suối... Toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp, rừng trồng  trên đã được kiểm định. Có khoảng 300 ha là diện tích đất trồng rừng, đất sản xuất nông nghiệp của bà con nhân dân xã Hòa Bắc, chủ yếu ở hai thôn Tà Lang, Giàn Bí với khoảng 120 hồ sơ được thu hồi, giải tỏa, đền bù để bàn giao mặt bằng cho dự án...

Thế nhưng việc đền bù chậm, không thỏa đáng đã gây nên những bức xúc đối với ngườn dân. Tại thôn Tà Lang, có 90 hộ dân có đất phải thu hồi, giải tỏa, hộ gia đình có diện tích rộng nhất tới hơn 27 ha, hộ ít nhất cũng hơn 1 ha.

Ông Phan Điểu người dân ở vùng dự án cho biết, hộ ông có 1,8 ha đất rừng trồng keo, từ  khi giao đất cho dự án (năm 2009) đến nay ông mới chỉ nhận được 10 triệu đồng tiền đền bù giai đoạn 1, còn lại thì không biết đến khi nào chủ đầu tư mới đền bù tiếp. Ông Điểu bức xúc: “Làm ăn kiểu này thì người dân chúng tôi sao chịu được. Đất giao cho dự án rồi bây giờ không có đất để sản xuất, đành ngồi không. Trong khi tiền đền bù thì không thấy đâu”.

Tính ra, cả hai thôn Tà Lang và Giàn Bí có 120 hộ dân có đất bị thu hồi, nhưng đến nay đã gần 5 năm, cũng chỉ chưa đầy một nửa số hộ gia đình được nhận tiền đền bù đất đai, cây trồng.

Những dầm thép của công trình Thủy điện Sông Nam - Sông Bắc ngổn ngang trong vùng dự án “treo”. Ảnh: NGUYỄN HÙNG

Những dầm thép của công trình Thủy điện Sông Nam - Sông Bắc ngổn ngang trong vùng dự án “treo”. Ảnh: NGUYỄN HÙNG

Tuy nhiên, đó chưa phải là những bức xúc lớn nhất của của người dân nơi đây. Bởi hầu hết người dân ở hai thôn Tà Lang,

Giàn Bí đa phần là đồng bào dân tộc Cờ Tu, lại là hai thôn khó khăn nhất của xã Hòa Bắc, đời sống chỉ hoàn toàn dựa vào thu nhập từ ruộng rẫy, trồng rừng, nay nhiều hộ không còn đất sản xuất, cuộc sống càng khó khăn hơn. Hàng trăm hécta rừng mà bà con đã bỏ công sức, vốn liếng ra phát dọn, trồng cây, chăm sóc, qua 5 năm không còn quyền quản lý đã trở thành đất hoang. Nhiều người từ nơi khác đến chặt phá, khai thác rừng thì người dân cũng chỉ đứng nhìn, không thể ngăn cản được. Bởi có ngăn cản thì họ nói: “Chúng tôi khai thác rừng đã thu hồi làm thủy điện, chứ đâu còn là rừng của các ông, các bà nữa mà ngăn cản...”.

Ách tắc do “đi ngược”

Nói về nguyên nhân Thủy điện Sông Nam - Sông Bắc “đứng bánh” trong nhiều năm liền, ông Phạm Ngọc Sự, Giám đốc BQL rừng đặc dụng Bà Nà - Núi Chúa cho biết,  toàn bộ diện tích đất thu hồi để xây dựng dự án này là hơn 948ha đất rừng, trong đó có 239,69ha đất rừng đặc dụng chưa chuyển sang mục đích khác để xây dựng các công trình phụ trợ và công trình chính của dự án thủy điện. Rắc rối chính là từ diện tích đất rừng đặc dụng này.

Theo quy định của pháp luật, rừng đặc dụng nằm trong diện quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt. Chính vì thế, ngày 5-9-2011, tức sau hơn một năm dự án Thủy điện Sông Nam - Sông Bắc khởi công, UBND TP Đà Nẵng mới có Tờ trình số 559 gửi Bộ NN-PTNT về việc điều chỉnh quy hoạch, chuyển mục đích sử dụng đất rừng và đất lâm nghiệp dự án này, với hơn 948 ha đất, trong đó có hơn 239,69ha đất rừng đặc dụng sang mục đích khác để xây dựng dự án thủy điện. Ngày 30-9-2011, Bộ NN-PTNT đã có công văn trả lời, nêu rõ: “Nếu muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ 50ha rừng đặc dụng trở lên thì phải trình Quốc hội quyết định”.

Mặc dù chưa hoàn tất thủ tục để triển khai, nhưng từ năm 2010, chủ đầu tư là Công ty GSC đã long trọng tổ chức lễ khởi công rồi đưa người tiến vào công trường dự án.  Cũng đã có cả trăm tấn nguyên vật liệu được chuyên chở lên công trường, nhưng đến nay, chủ đầu tư cũng chỉ cho xây lắp được 10 cây trụ điện và dự án dừng lại gần 3 năm qua. Hiện tại, trên công trình của dự án cả ngàn tỷ đồng này cũng chỉ là những cây trụ điện đứng bơ vơ, và mấy chục thanh dầm thép nằm lăn lóc.

Ông Phạm Sĩ Tùng, Chánh văn phòng UBND xã Hòa Bắc cho biết, theo thiết kế, nhà máy được xây dựng trên đầu nguồn sông Cu Đê, nhưng trong nhiều năm qua, rừng ở khu vực này bị tàn phá khốc liệt đã làm nguồn nước cạn kiệt, mùa khô chỉ còn là một dòng chảy yếu ớt nhỏ nhoi. Nước mặn xâm nhập vào tận khu vực thôn Nam Mỹ, cách bờ biển Nam Ô gần 20km. Còn về mùa mưa, sông Cu Đê là con sông ngắn, độ dốc lớn, nếu thủy điện xả lũ, lượng nước ở thượng nguồn đổ về ào ạt sẽ khiến mực nước dâng lên rất nhanh, dòng chảy dữ dội, chắc chắn hàng ngàn hécta đất nông nghiệp, hàng trăm hộ dân sinh sống ven sông Cu Đê sẽ bị nhấn chìm, cuốn trôi, hậu quả sẽ vô cùng khủng khiếp.

NGUYỄN HÙNG


Bồi thường thiệt hại do vỡ đập thủy điện Ia Krêl 2

Liên quan đến vụ vỡ đập thủy điện Ia Krêl 2 (Báo SGGP đã thông tin), chiều 18-6, UBND huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) và đại diện Công ty CP Công nghiệp và Thủy điện Bảo Long - Gia Lai đã thành lập đoàn kiểm tra, khảo sát và đánh giá thiệt hại để bồi thường toàn bộ tài sản, hoa màu cho người dân vùng biên giới của huyện Đức Cơ.

Trước đó, chiều 17-6, Công ty CP Công nghiệp và Thủy điện Bảo Long - Gia Lai đã phối hợp cùng xã Ia Dom (huyện Đức Cơ), Đồn Biên phòng 721 tổ chức dựng lại nhà, chòi rẫy cho bà con dân tộc thiểu số đã bị lũ cuốn do vỡ đập thủy điện Ia Krêl 2. Công ty cũng đã dựng cầu tạm cho người dân qua lại gần khu vực đập bị vỡ; hỗ trợ ban đầu cho các hộ dân gần 100 triệu đồng.

ĐỨC TRUNG

Tin cùng chuyên mục