UBND huyện nói dối vụ vỡ đê ở Chương Mỹ

Ông Hùng khẳng định, việc cho nước tràn đê hoàn toàn nằm trong phương án dự tính, chỉ đạo điều hành của huyện. Và huyện Chương Mỹ cũng đã chủ động lên các phương án cho sơ tán dân cư để tránh thiệt hại về người và của.
Các huyện phía Tây của Hà Nội bị ngập
Các huyện phía Tây của Hà Nội bị ngập

Do mưa lũ kéo dài và xả lũ từ hồ thủy điện Hòa Bình nên nước sông Hồng, sông Tích và sông Bùi lên nhanh. Do đó đã xảy ra số sự cố đê ở huyện Hoài Đức, Quốc Oai và Chương Mỹ (Hà Nội).

Theo thông tin sáng ngày 13-10 từ Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai xác nhận, tại Hà Nội, các tuyến đê dưới cấp III đã bị tràn 11 đoạn với tổng chiều dài khoảng 13.950m tại các huyện Chương Mỹ, Quốc Oai và vỡ đê sông Bùi 2 tại huyện Chương Mỹ (bao ngăn lũ núi) dài 15m. Địa phương đã phải di dời 70 hộ dân vùng ngập đến nơi an toàn.

UBND huyện nói dối vụ vỡ đê ở Chương Mỹ ảnh 1 Vỡ đê sông Bùi ở huyện Chương Mỹ (Hà Nội) là có thật
"Cốt đê trong thiết kế đê tả là 7m, đê hữu là 6,5m. Và khi mực nước dâng lên cao hơn cốt đê hữu, ở mức báo động 3 thì cần phải có phương án cho tràn theo thiết kế kỹ thuật, bảo vệ đê tả" - ông Đinh Mạnh Hùng cho biết.
Tuy nhiên sau khi một số phương tiện thông tin đại chúng đưa tin việc một đoạn đê sông Bùi thuộc xã Hoàng Văn Thụ và xã Tân Tiến, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) dài khoảng 16m bị vỡ, gây ngập úng hoa màu trên diện rộng và nhấn chìm nhiều nhà dân thì chiều 12-10, ông Đinh Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ vẫn khẳng định không có chuyện vỡ đê ở Chương Mỹ.
Ông Hùng khẳng định, việc cho nước tràn đê hoàn toàn nằm trong phương án dự tính, chỉ đạo điều hành của huyện. Và huyện Chương Mỹ cũng đã chủ động lên các phương án cho sơ tán dân cư để tránh thiệt hại về người và của.
UBND huyện nói dối vụ vỡ đê ở Chương Mỹ ảnh 2 Hình ảnh nước sông Bùi tràn vào các khu dân cư  khiến giao thông chia cắt ngày 12-10
Nhưng trên thực tế, chiều 12-10 UBND huyện Chương Mỹ vẫn có báo cáo cho biết, ở đây đã bị ngập 92ha lúa mùa chưa kịp thu hoạch, khoảng 842,4ha cây vụ Đông bị hư hỏng; diện tích cây ăn quả bị ngập khoảng 63,8ha; diện tích thủy sản bị ngập khoảng 125ha. Mưa lũ đã làm chết 178 con gia súc, 9.700 con gia cầm. Phải di dời 618 hộ với 5.558 nhân khẩu đến nơi an toàn.
Trước dư luận cho rằng Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương đã không dự báo sớm và chính xác được đợt mưa lũ vừa xảy ra ở miền Bắc và Bắc Trung bộ, trong khi thủy điện Hòa Bình phải cấp tốc mở tới 8 cửa xả đáy mà lịch sử chưa từng có, Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ NN-PTNT cho biết, vào hồi 16 giờ chiều nay 13-10, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai sẽ tổ chức họp báo có sự tham gia của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Công ty Thủy điện Hòa Bình, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương và các bộ ngành, thành viên ban chỉ đạo để thông tin về các vấn đề liên quan, đặc biệt là quy trình vận hành liên hồ chứa của thủy điện trên sông Đà, trong đó có thủy điện Hòa Bình.

Tin cùng chuyên mục