Từ tiền thân ban đầu là Nhà hát Ca kịch cải lương Trần Hữu Trang, nhà hát tập hợp được nguồn nhân lực hùng hậu từ Cải lương Giải phóng, Đoàn Cải lương Nam bộ và lực lượng nghệ sĩ tại chỗ. Năm 1998, nhà hát sáp nhập với Đoàn Văn công thành phố (tiền thân là Đoàn Văn công Khu Sài Gòn - Gia Định) và được đổi tên thành Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang.
Để tôn vinh và tri ân các tiền nhân đã có công sáng tạo, lưu giữ và trao truyền những tinh hoa của nghệ thuật cải lương, góp phần tạo nên thương hiệu Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang, nhà hát tổ chức nhiều hoạt động để ghi dấu ấn 45 năm hình thành và phát triển, trong đó có chương trình giao lưu gặp gỡ các thế hệ nghệ sĩ, nhà quản lý sân khấu; tọa đàm chủ đề Bảo tồn và phát huy nghệ thuật sân khấu cải lương trong giai đoạn hiện nay, biểu diễn Tiếp bước thời gian (livestream trên kênh YouTube của nhà hát); dàn dựng những trích đoạn cải lương vang bóng một thời: Chim Việt cành Nam, Kiều Nguyệt Nga, Dương Vân Nga, Tình yêu và lời đáp, Rạng ngọc Côn Sơn, Nàng Xê Đa, Tô Ánh Nguyệt, Đời cô Lựu, Chiếc áo Thiên Nga...
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Sân khấu Nhà hát Tuổi trẻ dành giờ vàng cho thiếu nhi
-
Đạo diễn - NSND Trần Minh Ngọc: Nhiều tiềm năng sân khấu đang bị bỏ ngỏ
-
Hoa Hậu Giáng My với họa tiết hoa giấy trong bộ ảnh Hội An ngày mưa
-
Chiếc áo thiên nga lên sân khấu tuồng
-
Chông gai đường vào nghề
-
Sân khấu kịch xã hội hóa: Đường dài chông gai
-
Quảng bá cuộc thi tài năng diễn viên sân khấu cải lương
-
Sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh: Đổi mới với “mùa diễn”
-
Phát huy hiệu quả từ đào tạo truyền nghề
-
Khách tham quan sắp được ôm “chuột Mickey”