Hồ sơ mật Liên Xô (*)

Bài 2: Những nghi vấn lịch sử

Bài 2: Những nghi vấn lịch sử

Xung quanh vụ ám sát Lênin năm 1918 và cái chết của Lênin có rất nhiều lời đồn đại. Liệu vụ ám sát năm 1918 có liên quan gì đến cái chết của Lênin sau này? Đã có nhiều lời suy đoán về vấn đề trên nhưng suy đoán cũng chỉ là suy đoán. Và sự thật của lịch sử vẫn đang chờ lịch sử trả lời.

  • Có mối quan hệ nào giữa vụ ám sát và cái chết của Lênin?

Năm 1950, một tổ công tác có thẩm quyền trong ngành y tế đã tiến hành giám định tình hình Lênin bị ám sát và quá trình ngã bệnh của Người để tìm ra mối liên quan giữa chúng nhưng thật đáng tiếc, kết quả này mãi 20 năm sau mới được công bố. Giám định kỹ thuật chứng thực viên đạn quả đã gây nguy hiểm cho sinh mạng của Lênin nhưng nó không phải là nguyên nhân chính hình thành nên căn bệnh xơ cứng động mạch trái, nguyên nhân dẫn đến sự tê liệt của tay và chân phải, khả năng nói bị mất và gây thương tổn cho bán cầu đại não trái.

Bài 2: Những nghi vấn lịch sử ảnh 1
Từ trái sang: Stalin - Lênin - Calinin

Viên đạn đã bắn trúng Lênin có độc tố? Đúng như sự việc sau này đã điều tra, có 2 viên đạn có độc tố. Môt viên bắn trúng vai trái, còn viên khác đi xuyên qua phần mềm ở ngực rồi nằm ở chỗ xương quai. Liệu chất độc ở 2 viên đạn có phát tán ra cơ thể của Lênin? Thực sự, viên đạn có thuốc độc nhưng liều lượng không mạnh như lời đồn. Đó là loại độc tố mà người Indian thường tẩm vào mũi tên, tuy nhiên những kẻ sát thủ đã không nắm được tỉ mỉ phương pháp tẩm độc đó. Chính vì tẩm độc không đúng cách nên độc tính không gây nguy hiểm nhiều cho Lênin.

Điều mà giới nghiên cứu lịch sử hiện thời quan tâm là có phải Khabulan (người bị cho là đối tượng ám sát Lênin và đã bị tử hình không lâu sau đó) trực tiếp bắn viên đạn ám sát Lênin hay đã có tay trong? Thời gian đã trôi qua nhiều năm, bây giờ chưa chắc đã có thể điều tra cho rõ ràng được nhưng người ta cho rằng nghiên cứu việc này là rất có ích, bởi vì nó mở ra một trang chứa đầy mâu thuẫn.

  • Tại sao Lênin cần thuốc độc?

Nhiều năm nay, trên thực tế, do không nắm rõ nguyên nhân thực sự cái chết của Lênin nên đã có tin đồn Stalin hạ độc Lênin. Trong thời kỳ “băng tan” Khơrútsốp và vào cuối những năm 1980, trong một số tác phẩm lịch sử đã ngầm ám chỉ Stalin đã nhúng tay vào bi kịch ở làng Goocki.

Năm 1991, trên tạp chí “Thông báo của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô” đăng hồi ký của Maria Ulianốpna – người em gái ruột chăm sóc cho Lênin những ngày cuối đời - viết: Ngày 30-5 Lênin yêu cầu Stalin đến gặp Người. Lênin đã nói rằng, Người cần nói chuyện một cách ngắn gọn với Stalin. Người gọi điện cho Stalin đến gặp mình. Một lát sau, Bukharin và Stalin cùng tới. Stalin bước vào căn phòng của Lênin, Lênin đề nghị Stalin đóng chặt cửa lại. Lúc này Bukharin đang ở phía ngoài cùng với chúng tôi. Ông nói một cách thần bí rằng: “Tôi đã đoán ra được vì sao Lênin lại muốn gặp Stalin rồi”. Nhưng ông không nói ra ý nghĩ của mình cho chúng tôi biết.

Mấy phút sau, cửa phòng Lênin bật mở, Stalin từ trong phòng bước ra với tâm trạng chán nản. Stalin nói với tôi, Lênin gọi ông đến là muốn để cho ông thực hiện lời hứa của mình trước đây với Lênin là: Đến một ngày nào đó, khi thần kinh của Lênin bị tê liệt, lúc đó Stalin phải nhanh chóng giúp người rời khỏi thế giới này. Lênin nói: “Cái giây phút trước kia tôi nói với đồng chí bây giờ đã đến rồi, tôi biết mình đã bị tê liệt, bây giờ tôi cần sự giúp đỡ của đồng chí”.

Lênin nhờ Stalin mang thuốc độc đến cho mình, Stalin đã đồng ý với yêu cầu của Lênin. Sau đó Stalin cuối xuống hôn Lênin và bước ra khỏi phòng. Stalin nói: “Để an ủi Người, tôi đã đồng ý yêu cầu của Người. Nhưng, phải là khi Người thực sự không còn hy vọng gì nữa. Vậy thì phải làm thế nào đây?”. Nói đến đây Stalin và Bukharin quyết định quay lại chỗ Lênin một lần nữa. Khi quay lại, Stalin cùng trao đổi với các bác sĩ. Các bác sĩ nói một cách quả quyết rằng, bệnh của Lênin chẳng phải đã hoàn toàn hết hy vọng, bệnh của Người hoàn toàn không phải là không chữa được, đề nghị Người hãy cố gắng đợi thêm một thời gian nữa. Thế là mọi công việc lại được tiến hành. Lúc này ở trong phòng của Lênin, Stalin ngây người ra một lúc. Sau khi đi ra, Stalin nói với Bukharin rằng, Lênin đã đồng ý chờ thêm một thời gian nữa. Stalin còn đảm bảo rằng, nếu như thực sự không còn hy vọng gì nữa thì Stalin sẽ thực hiện lời hứa của mình. Lời bảo đảm của Stalin đã cho Lênin cảm thấy yên lòng cho dù Người không hoàn toàn tin tưởng lắm khi nói: “Đây chỉ là mánh khóe ngoại giao của đồng chí”.

Liên tục trong suốt mấy chục năm qua, cuốn nhật ký của Crúpxkaya luôn bị xếp xó trong đống hồ sơ của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Dường như chưa có ai được nhìn thấy nó. Nhưng khi xem cuốn nhật ký của Maria, ta thấy bà nói chính bà đã tự tay đánh máy cuốn nhật ký này. Hơn nữa không loại trừ khả năng các tình tiết chủ yếu được ghi chép và nội dung tỉ mỉ của bản viết tay đã trở thành tài sản của một người nào đó ở Moscow. Đoạn nói về viên thuốc độc đương nhiên sẽ dẫn đến sự chú ý của mọi người. Vì thế những thông tin trong cuốn nhật ký chưa được công bố bởi sự việc này có thể dẫn đến nhiều sự việc hoang đường không lường trước được, thậm chí dẫn đến sự ức đoán của một số người.

Sự việc xem ra chỉ có vậy, đó là việc khi bệnh tật giày vò, Lênin đã nhờ đến bạn chiến đấu cũ của mình mang thuốc độc đến để mình được chết sớm. Nhưng vần đề là ở chỗ, vì sao Người lại chọn Stalin?

Bài 3: Sự thật cái chết của Lênin

Đến năm 1990, Nhà xuất bản Chính trị Liên Xô đã cho xuất bản hai tập truyện ký về cuộc đời hoạt động của Stalin do Trôxki viết. Trong cuốn sách cũng có đề cập đến việc Lênin đã nhờ Stalin mang thuốc độc đến cho mình. Tuy nhiên, những lý luận mang tính suy đoán ấy của Trốtxki cũng chỉ là những suy đoán. Tất cả đều bị phủ nhận.

(*) Sách của NXB Công an Nhân dân - tác giả: Trọng Phụng - Văn Toàn. 

MẠNH MINH (tuyển lọc và giới thiệu)

Thông tin liên quan

Bài 1: Ai ở bên Lênin giờ phút cuối? 

Tin cùng chuyên mục