
Các lớp học được tổ chức và bao tiêu sản phẩm bởi Hiệp hội Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam (VietCraft), thời gian qua đã đánh thức vùng nguyên liệu mây tre thiên nhiên ở miền cao, cũng như đôi tay khéo léo từ những người con của núi rừng, hứa hẹn sẽ cho ra đời những sản phẩm quà tặng độc đáo từ mây tre, tạo cơ hội giúp người Cơ tu nâng cao thu nhập thông qua việc bán sản phẩm và quà lưu niệm phục vụ du lịch.
Cũng nhờ những lớp học này, cảnh tập trung ăn uống cuối tuần, sinh hoạt ngày lễ tại nhà Gươl như thông lệ đã giảm rõ rệt. Thay vào đó, những sản phẩm từ mây tre với nét hoa văn truyền thống tưởng như bị mai một, đang dần tái hiện.

Lớp học được chia thành 2 nhóm: Nhóm truyền thống dành cho người lớn tuổi học đan những sản phẩm gùi, thúng, nia… sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày. Còn nhóm hiện đại dành cho lớp trẻ với các sản phẩm làm quà tặng như hộp, làng (túi xách), khay đĩa, giỏ đựng hoa quả, hoặc sản phẩm làm túi đựng thay bao bì nhựa và có cả bàn tròn khách sạn…

Còn già ALăng Nơơh năm nay 72 tuổi, vừa cặm cụi chẻ mây vừa chia sẻ: “Thời trai trẻ tôi biết nghề nhưng chủ yếu đan gùi và một số đồ dùng sinh hoạt trong gia đình thôi! Nay tuổi cao, không còn sức lên nương rẫy, nên tôi theo lớp học này để luyện lại tay nghề. Hy vọng những sản phẩm dân tộc chúng tôi làm ra sẽ đẹp hơn và tiêu thụ được để tăng thêm thu nhập”.

Theo ông Nguyễn Văn Vinh (Nghệ nhân quốc gia - Trung tâm Dạy nghề mây tre đan Phú Vinh - giáo viên hướng dẫn lớp học), nhóm đan truyền thống là để duy trì các hoa văn, khuôn hình truyền thống; còn nhóm hiện đại học đan những sản phẩm “cách tân”, phù hợp với thị hiếu đa dạng của du khách.
Ngoài ra, nhóm trẻ còn được học cách pha chế nguyên liệu khoa học để giảm bớt thời gian so với cách làm truyền thống. Khi pha chế nguyên liệu theo kiểu truyền thống thì khi làm ra một sản phẩm, khâu làm nguyên liệu đã chiếm hơn một nửa thời gian.
Lớp học này sẽ được hướng dẫn phương pháp giãn dây về khâu pha chế nguyên liệu nên chỉ mất khoảng 1/10 thời gian so với cách truyền thống.
Để tạo ra một sản phẩm bất kỳ không khó, cái khó nhất là làm nguyên liệu. Bởi vì sau khi tạo ra nguyên liệu, thì tiếp đó lại phải tạo ra những nguyên liệu khác theo yêu cầu theo từng loại sản phẩm. Đặc biệt khó nhất là có những cái bé chỉ có 1 li, nhưng một khi thành công ở khâu nguyên liệu thì các sản phẩm đều làm được.

Với lợi thế của vùng núi Đông Giang, lượng cây mây tự nhiên có hơn 1.000ha với 9 quần thể các loại. Mấy năm qua, các tổ chức hỗ trợ nông - lâm nghiệp trong và ngoài nước đã triển khai trồng thêm 25ha mây để phát triển nguồn nguyên liệu. Riêng chương trình “Bảo tồn và phát triển nghề đan lát của người Cơ Tu” đến từ dự án Trường Sơn Xanh do tổ chức USAID tài trợ và VietCraft thực hiện.

Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
Hoa hậu các dân tộc Việt Nam 2022 công bố Top 30
-
“Mê hoặc” tuần lễ Festival Huế 2022
-
Nguyễn Đình Chiểu dùng ngòi bút dạy đạo và thể hiện tấm lòng ái quốc yêu dân
-
NSƯT Hữu Châu khóc hết nước mắt trong phim mới
-
Ra mắt cuốn sách Nguyễn Đình Chiểu - Danh nhân Văn hóa thế giới
-
Ban tổ chức Festival Huế xin lỗi vì sự cố chương trình âm nhạc Trịnh Công Sơn
-
Ấn tượng Tuần lễ Festival Huế 2022
-
Anh em nhà MC Tuấn Tú - Phan Anh trải lòng trên sóng truyền hình
-
Triển lãm ảnh “Nguyễn Đình Chiểu – Cuộc đời và sự nghiệp"
-
Thêm một bài thơ yêu nước của cụ Nguyễn Đình Chiểu