Bộ phim “Kim cương máu” gây náo loạn thị trường kim cương thế giới!

Công nghiệp kim cương vừa tung ra một chiến dịch lớn nhằm bảo vệ thị trường mùa Noel béo bở của mình, khỏi bị một bộ phim của Hollywood… đánh cho tơi tả! Công ty kim cương hàng đầu thế giới De Beers chi ra 12 triệu euro cho chiến dịch này, trước khi bộ phim “Kim cương máu” được tung ra thị trường vào ngày 8-12-2006. Bộ phim do tài tử gạo cội Leonardo DiCaprio đóng vai chính có nguy cơ biến kim cương thành… “đồ rác rưởi”, chẳng ai thèm mua nữa, giống như áo lông thú xịn!
Bộ phim “Kim cương máu” gây náo loạn thị trường kim cương thế giới!

Công nghiệp kim cương vừa tung ra một chiến dịch lớn nhằm bảo vệ thị trường mùa Noel béo bở của mình, khỏi bị một bộ phim của Hollywood… đánh cho tơi tả! Công ty kim cương hàng đầu thế giới De Beers chi ra 12 triệu euro cho chiến dịch này, trước khi bộ phim “Kim cương máu” được tung ra thị trường vào ngày 8-12-2006. Bộ phim do tài tử gạo cội Leonardo DiCaprio đóng vai chính có nguy cơ biến kim cương thành… “đồ rác rưởi”, chẳng ai thèm mua nữa, giống như áo lông thú xịn!

Bộ phim “Kim cương máu” gây náo loạn thị trường kim cương thế giới! ảnh 1
Ông Eli Izhakoff, Chủ tịch Hội Kim cương thế giới, lo sợ trước bộ phim của Hollywood!

Diễn viên Mỹ đóng vai một tên lính đánh thuê Nam Phi, đi tìm viên kim cương màu hồng, cực hiếm trong vùng đất do quân nổi dậy tại Sierra Leone kiểm soát. Cuộc nội chiến tại quốc gia Tây châu Phi từ 1991 đến 2002 này, do một băng giành giật kim cương tài trợ, đã làm chết 72.000 người.

Trong đời thật, Leonardo DiCaprio đã trở thành biểu tượng của... kim cương máu! Bộ phim cũng khiến cho một nhóm người Bochimans tại Kalahari phải ra tuyên cáo trên tạp chí Variety của Hollywood. Trong bức thư ngỏ, gởi cho ngôi sao này, người bộ tộc Bochimans nói rằng họ đã bị bọn khai thác mỏ kim cương trục xuất ra khỏi vùng đất của tổ tiên, tại Botswana, và yêu cầu anh ta …hỗ trợ.

Trong đó có đoạn: Sau khi phát hiện ra kim cương trên lãnh thổ, chúng tôi đã bị trục xuất đi. Những viên đá đó, với chúng tôi là một thảm họa. Chúng tôi hy vọng, anh sẽ dùng bộ phim này để nói cho cả thế giới biết rằng: chúng tôi là nạn nhân của kim cương, và chúng tôi chỉ muốn trở về quê hương của mình.

Người hành nghề khai thác kim cương phản công, tố giác Hollywood đã bóp méo sự thật. Ông Eli Izhakoff, Chủ tịch Hội Kim cương thế giới nói: Khi chĩa ống kính vào đề tài, bộ phim đã khơi dậy một vấn đề cũ, vốn đã được giải quyết rồi! Tổ chức này đã lập ra một website để chống đỡ những tác hại do bộ phim mang lại. Đồng thời “kể công” và viện dẫn đến chiếc ô dù to tướng là ông Nelson Mandela, vốn đã từng nói: công nghiệp kim cương là điều sống còn cho các nước Trung Phi.

Tại Botswana 25% công việc làm do công nghiệp kim cương mang lại, tại Namibie nó chiếm hàng thứ 2. Người Bochimans không phải là bộ tộc duy nhất tại châu Phi tham gia vào cuộc tranh cãi này. Patrick Mazimhaka, một nhà ngoại giao Rwanda trở thành Phó Chủ tịch Liên hiệp châu Phi, viết trên một tờ báo Mỹ rằng: Kết tội kim cương gây ra xung đột vũ trang là quên đi điều tốt lành mà nguồn tài nguyên thiên nhiên này mang lại. Với những yếu tố tốt [….] một chính quyền tốt và cách quản lý thận trọng […] nguồn tài nguyên này sẽ mang lại lợi ích phi thường cho cả lục địa.

Kim cương châu Phi, không phải tất cả đều... đẫm máu!

Đây là chiến dịch quảng cáo nhằm bảo vệ một thị trường trị giá 1,8 tỷ euro, chỉ riêng năm 2005. Kim cương xuất phát từ chiến tranh chiếm khoảng 1% doanh số, so với 4% vào cuối thập niên 1990, thời kỳ mà câu chuyện phim kể lại nêu trên. Sụt giảm này nhờ vào chiến dịch Kimberly, buộc các quốc gia phải truy tìm nguồn gốc đá quý, kể từ lúc khai thác đến khi đánh bóng và đưa ra thị trường. Ông Izhakoff nói: Hệ thống chúng tôi thiết lập chưa phải là hoàn hảo, nhưng đã phát huy được điều tốt nhất. Chúng tôi không muốn một viên đá quý nào đưa ra thị trường mà có “ngậm máu” trong mình!

Bộ phim “Kim cương máu” gây náo loạn thị trường kim cương thế giới! ảnh 2

Cảnh trong bộ phim “Kim cương máu”.

Không phải mọi người đều đồng ý với tuyên bố này. Sau các hiệp ước hòa bình tại nhiều nước châu Phi, nguồn cung cấp kim cương máu hiện nay là Cote D’Ivoire, nơi quân nổi dậy đang kiểm soát các vùng khai thác mỏ. Chúng được chuyển sang Mali, rồi đưa vào thị trường thế giới. Congo - Brazaville bị cấm bán kim cương vì có nguồn gốc đáng ngờ. Đây là nơi giao điểm của các băng buôn lậu, dù các nước lân cận đã ngưng chiến, nên các cuộc giao tranh lẻ tẻ vẫn diễn ra để giành quyền kiểm soát các mỏ.

Bà Susie Sanders, thuộc Tổ chứng Nhân chứng toàn cầu – Global Witness cho biết: Chúng tôi yêu cầu gia tăng kiểm soát nội bộ, nhằm ngăn chặn những viên đá quý bí mật lưu hành trong lòng các nước tham gia tiến trình Kimberly, trước khi chúng được xuất khẩu ra bên ngoài. Hệ thống kiểm soát quá yếu.

Các nhà kim hoàn tại Hatton Garden, khu chuyên buôn bán kim cương tại Luân đôn, quả quyết thường xuyên được bọn buôn lậu đến gạ gẫm bán hàng xuất phát từ Tây châu Phi. Ông Malcolm Park – Carpenter, Giám đốc nhà kim hoàn Channings cho biết: Điều duy nhất mà chúng tôi có thể làm là yêu cầu người cung cấp “bảo đảm” kim cương không xuất phát từ các cuộc xung đột. Chúng tôi chẳng bao giờ mua hàng từ Angola, hay nơi nào đó mà tiền bán kim cương được dùng để mua vũ khí! Sierra Leone là nơi mà chúng tôi không bao giờ rớ tới.

Khi người ở đó đến gạ gẫm bán, chúng tôi đều hỏi: kim cương này xuất phát từ đâu? Nếu hắn trả lời: từ Sierra Leon! – Hãy cút đi! Chúng tôi cố gắng tối đa để… kim cương không được dùng để mua súng AK (?!). Đó là những nhân chứng có thiện chí, nhưng hiểu biết… không chính xác! Angola và Sierra Leone đã ký hiệp ước hòa bình, và có thể bán kim cương hoàn toàn hợp pháp. Nhưng ở đây người ta vẫn buôn bán hàng đến từ Cote d’Ivoire: kim cương máu thật sự.

Tác động của bộ phim Kim cương máu có thể rất trầm trọng đối với ngành công nghiệp kim cương, như đánh giá của bà Susie Sanders: Thật là khủng khiếp khi bộ phim có thể gây ra những hậu quả không lường hết được đối với Sierra Leone! Điều mà chúng tôi hy vọng có thể tránh được bằng mọi giá, chính là câu người ta nói: Tôi sẽ chẳng bao giờ mua kim cương châu Phi nữa. Điều mà chúng tôi muốn bảo vệ là việc buôn bán hợp pháp những viên đá quý châu Phi.

ĐINH CÔNG THÀNH

Tin cùng chuyên mục