Liên tục trong nhiều ngày qua, vùng biển tỉnh Cà Mau có mưa to và rất to, sóng biển đập vào đê biển Tây dữ dội, làm cho đê vốn đã bị sạt lở từ nhiều năm trước nay sạt lở nặng hơn. Hiện trên đê xuất hiện nhiều đoạn sạt lở; trong đó, có 7 điểm bị sạt lở nghiêm trọng cần phải gia cố gấp, nếu chậm trễ đê bị vỡ, nước mặn từ biển sẽ tràn vào ruộng, ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống của người dân phía trong đê.
Đê biển Tây là tuyến đê xung yếu có vị trí kinh tế, an ninh quốc phòng vùng ven biển Tây tỉnh Cà Mau. Đê có chiều dài 100km, nối liền 3 huyện từ Phú Tân, U Minh và Trần Văn Thời tới giáp ranh với huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang. Đê biển Tây được đầu tư xây dựng từ năm 1995 với tổng kinh phí lên tới 60 tỷ đồng. Chiều ngang của mặt đê 25m, cách mặt nước biển trung bình 3m. Do đê được làm bằng đất nên không chịu nổi áp lực của sóng biển. Mỗi năm địa phương phải chi 5-7 tỷ đồng để gia cố, nâng cấp. Biện pháp bảo vệ đê biển Tây thời gian qua là bồi trúc, gia cố, trồng rừng phòng hộ, tạo bãi… nhưng do biện pháp không đồng bộ nên không đạt hiệu quả.
T.T.X.
Các tin, bài viết khác
-
Khai mạc Tuần lễ du lịch Đồng Tháp 2021
-
Trao Quyết định thăng quân hàm từ Trung tướng lên Thượng tướng cho 2 Thứ trưởng Bộ Quốc phòng
-
Tổng duyệt công tác phục vụ Đại hội XIII của Đảng
-
Yêu cầu chủ đầu tư dự án điện mặt trời Mỹ Hiệp phải giữ lời hứa
-
Tặng quà tết cho người dân nghèo miền núi Bình Định
-
Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng thăm, chúc tết tại Quảng Ngãi
-
TPHCM tặng quà tết người dân Bình Định
-
Thông qua đề cử nhân sự lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước nhiệm kỳ mới
-
Người giữ hương vị men rừng rượu cần ở miền Tây Quảng Ngãi
-
Bến Tre: Kỷ niệm 61 năm ngày Bến Tre Đồng khởi