Cần chuyển vốn đầu tư công sang đầu tư cho con người trong lúc đại dịch

Cần chuyển vốn đầu tư công sang đầu tư cho con người trong lúc đại dịch

TPHCM đang tăng cường giãn cách triệt để thì việc huy động tối đa nguồn lực chăm lo cho người dân khó khăn do dịch Covid-19 là rất quan trọng. PGS.TS Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM, dành cho Báo SGGP cuộc trao đổi xung quanh vấn đề này.

 

Gần 3 tháng qua, toàn hệ thống chính trị của TPHCM cùng với các tầng lớp nhân dân đã chung sức đồng lòng, cùng nỗ lực và chiến đấu không ngừng nghỉ với dịch Covid-19. Ai cũng nỗ lực trên 100% sức lực. Có những người làm việc liên tục, không có ngày giờ nghỉ ngơi. Có những người nhà ngay ở TPHCM nhưng vì công tác chống dịch, cũng không thể về thăm nhà được suốt nhiều ngày qua.

Cần chuyển vốn đầu tư công sang đầu tư cho con người trong lúc đại dịch ảnh 5

Tuy vậy, dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội. Số thu ngân sách của TPHCM có xu hướng giảm dần từ tháng 5 và dự kiến cả năm 2021, TPHCM thu không đạt dự toán Trung ương giao. Dịch bệnh cũng gây ảnh hưởng nặng nề đến đời sống người dân, tác động tiêu cực đến 1,58 triệu hộ lao động với 4,7 triệu người, nhất là người lao động, công nhân, sinh viên...

Cần chuyển vốn đầu tư công sang đầu tư cho con người trong lúc đại dịch ảnh 6

Cùng với sự hỗ trợ lớn từ Trung ương, TPHCM đã và đang có các giải pháp quyết liệt, tăng cường giãn cách xã hội và liên tục có gói hỗ trợ người dân. Bằng nguồn ngân sách, TPHCM đã liên tiếp có gói hỗ trợ lần 1 với quy mô 886 tỷ đồng, gói hỗ trợ lần 2 quy mô 900 tỷ đồng (trong đó từ ngân sách là 770 tỷ đồng). Đặc biệt, TPHCM vừa bổ sung gói cứu trợ với quy mô lên tới 2.576 tỷ đồng để hỗ trợ hơn 1 triệu hộ dân và 669.000 lượt lao động tự do. Những nỗ lực không ngừng ấy đều hướng đến mục tiêu kiểm soát được dịch Covid-19 trước ngày 15-9.

Gói hỗ trợ từ ngân sách của TPHCM có quy mô lớn, nhưng với 886 tỷ đồng của lần 1 cũng mới chỉ hỗ trợ được cho 366.000 lao động tự do (khoảng 550 tỷ đồng); hơn 56.300 lao động ở doanh nghiệp nghỉ việc, hoãn việc (115 tỷ đồng)… Với 900 tỷ đồng của lần 2, ngoài 366.000 lao động tự do được tái hỗ trợ, thì có thêm 90.600 hộ nghèo, cận nghèo và 170.000 hộ lao động có hoàn cảnh khó khăn trong diện được nhận hỗ trợ. Cùng với đó là sự hỗ trợ từ vận động của MTTQ, từ cộng đồng, doanh nghiệp, đồng bào các tôn giáo, kiều bào, mạnh thường quân trong và ngoài nước…

Những con số từ gói hỗ trợ là rất lớn nhưng trong bối cảnh đại dịch kéo dài, số người dân bị ảnh hưởng trên diện rộng với quy mô lớn thì sự hỗ trợ như vậy vẫn chưa phủ kín. Nhận thức điều đó, TPHCM vừa bổ sung gói cứu trợ với quy mô 2.576 tỷ đồng. Bên cạnh đó, TPHCM cũng đã đề nghị Chính phủ hỗ trợ 28.000 tỷ đồng cùng 142.200 tấn gạo. Song song đó, TPHCM cũng chuẩn bị 2 triệu túi an sinh hỗ trợ người dân trong lúc hoạn nạn... Đồng thời, rất cần sự chung tay góp sức, hỗ trợ từ cộng đồng.

Cần chuyển vốn đầu tư công sang đầu tư cho con người trong lúc đại dịch ảnh 8

Nhiều năm qua, tỷ lệ điều tiết ngân sách cho TPHCM còn thấp, chỉ 18%. Với nguồn giữ lại này, hầu như TPHCM tập trung cho chi đầu tư phát triển, chi thường xuyên và một phần để chăm lo cho người dân. TPHCM thiếu nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng và không có để dự trữ, tích lũy nhiều. Vì vậy, khi cần phải tập trung tài chính chăm lo người dân với quy mô lớn sẽ bị thiếu hụt.

Trước khi dịch bệnh xảy ra, tổng thu ngân sách hàng năm của TPHCM là khoảng 400.000 tỷ đồng, năm 2020 thu khoảng 371.000 tỷ đồng. Bình quân mỗi năm, TPHCM nộp cho Trung ương từ 300.000 đến 330.000 tỷ đồng. Cho nên, số tiền 28.000 tỷ đồng mà TPHCM kiến nghị hỗ trợ mới nghe có vẻ nhiều, nhưng nhìn nhận trên tổng thể với tổng thu ngân sách thành phố nộp hằng năm, cũng như quy mô dân số đông và dịch đang ảnh hưởng nặng nề thì đây là số tiền khả thi để được hỗ trợ.

Với mức độ thiệt hại nặng nề như hiện nay, tôi tin tưởng Trung ương sẽ sẵn sàng đồng hành, xem xét hỗ trợ kịp thời cho TPHCM. Người dân TPHCM đang rất mong nhận được sự hỗ trợ tài chính đó. Đồng thời, mong Trung ương tiếp tục hỗ trợ vaccine nhiều hơn nữa, giúp TPHCM bao phủ 100% người trên 18 tuổi được tiêm vaccine, sớm tạo miễn dịch cộng đồng. TPHCM là đầu tàu kinh tế của phía Nam và đóng góp lớn vào ngân sách quốc gia. Sự hỗ trợ lúc này là đặc biệt cần thiết và ý nghĩa giúp đời sống người dân TPHCM vơi bớt khó khăn vất vả, giúp thành phố vực dậy, vượt qua đại dịch, để đóng góp nhiều hơn cho cả nước.

Cần chuyển vốn đầu tư công sang đầu tư cho con người trong lúc đại dịch ảnh 10
Cần chuyển vốn đầu tư công sang đầu tư cho con người trong lúc đại dịch ảnh 11

Khi đại dịch xảy ra, ai cũng khó khăn cả, kể cả “người giàu cũng khóc”. Nhiều người cho rằng TPHCM có 2,6 triệu hộ dân, tại sao lại có tới 1,58 triệu hộ lao động cần hỗ trợ?!

Thực ra con số 2,6 triệu hộ dân với 9 triệu người là thống kê từ năm 2019 và chủ yếu là mới thống kê người có hộ khẩu thường trú và một phần là người tạm trú trên 6 tháng trở lên. Trên thực tế, số người sống ở TPHCM nhưng không có tạm trú cũng rất lớn và toàn TPHCM có khoảng 13 triệu người sinh sống. Số hộ dân cũng lớn hơn con số 2,6 triệu hộ.

Khi giãn cách xã hội, TPHCM có phương châm không để ai thiếu đói, khó khăn vì dịch Covid-19 và việc hỗ trợ là không phân biệt thường trú, tạm trú. Trong xã hội học, phân tầng xã hội với tháp phân tầng - ngũ phân vị thu nhập, có 20% nhóm nghèo nhất (nhóm 1). Đối với TPHCM, vì dịch bệnh tác động diện rộng và kéo dài, ngoài 20% nhóm 1 (khoảng 2,6 triệu người) vốn có thu nhập thấp nhất, thì có thêm những người ở các nhóm khác cũng rơi vào cảnh khó khăn và con số 4,7 triệu người dân cần hỗ trợ là con số khá xác tín.

Khó khăn của người dân TPHCM giờ đây không hẳn là không có tiền, mà còn nhiều khó khăn khác khi đi lại hạn chế, công ăn việc làm đình trệ. Trong lúc này, việc triển khai hỗ trợ, thực hiện an sinh cho càng nhiều người được nhận là càng tốt. Trước mắt, cần triển khai sớm việc chi hỗ trợ lần 2 bổ sung để tiền hỗ trợ đến sớm nhất với hơn 1 triệu hộ dân, trên 669.000 lượt lao động tự do. Đồng thời, cần cấp phát nhanh chóng 2 triệu túi an sinh tới người dân. Làm sao để tiền hỗ trợ, quà hỗ trợ đến nhanh nhất với người dân trong lúc này. Việc đi chợ giùm nhiều nơi đã làm khá tốt và giờ đây có hình ảnh bộ đội cùng phối hợp đi chợ giúp dân, phát lương thực thực phẩm cho dân, người dân rất ấm lòng. Các địa phương có thể hình thành các combo đi chợ giúp một cách cụ thể hơn, đáp ứng sát hơn nhu cầu thì người dân sẽ an tâm ai ở đâu ở yên đó.

Cần chuyển vốn đầu tư công sang đầu tư cho con người trong lúc đại dịch ảnh 13

Lúc này cần thiết phải mở rộng cánh cửa ngân sách. Thậm chí, phải chấp nhận bội chi ở mức cao hơn và có thể lấy nguồn vốn đầu tư công chuyển sang hỗ trợ người dân. Giờ đây giãn cách triệt để, đa số các dự án đầu tư công phải ngưng, nguồn vốn đầu tư công vẫn còn nhiều. Nguồn đầu tư công của của cả nước chưa giải ngân mỗi năm trên 500.000 tỷ đồng, riêng TPHCM còn khoảng 30.000-40.000 tỷ đồng đầu tư công/năm. Cùng với nguồn đầu công chưa giải ngân thì có thể xem xét từ nguồn cải cách tiền lương và các quỹ tài chính khác. TPHCM có thể linh hoạt kiến nghị sử dụng các nguồn này để hỗ trợ ngay cho người dân và phòng, chống dịch. Thực ra đầu tư cho chống dịch cũng chính là đầu tư cho phát triển và hỗ trợ cho người dân chính là đầu tư cho con người. Dịch có hết và dân có an thì mọi chuyện đầu tư công trình khác mới có ý nghĩa.
Cần chuyển vốn đầu tư công sang đầu tư cho con người trong lúc đại dịch ảnh 16

Các quỹ hoạt động cũng còn tùy theo cơ quan quản lý quỹ và cơ chế hoạt động của quỹ. Tuy nhiên, Chính phủ có thể linh hoạt tạm ứng, mượn để sử dụng vào các mục đích cấp thiết. Lúc này, việc mượn từ các quỹ này để hỗ trợ cho dân là một giải pháp có thể xem xét áp dụng.

Vấn đề quan trọng trong giai đoạn này là… đừng thu mấy khoản đó nữa!

Rất nên cho phép doanh nghiệp kéo dài thời gian tạm dừng đóng BHXH vào quỹ hưu trí, tử tuất mà không bị tính lãi phạt chậm nộp. Tổng Liên doàn Lao động đã chỉ đạo đồng ý cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được lùi thời điểm đóng kinh phí công đoàn đến ngày 31-12-2021. Tuy nhiên, điều kiện còn cao (doanh nghiệp có số lao động đang tham gia BHXH phải tạm thời nghỉ việc từ 50% trong tổng số lao động tham gia BHXH bắt buộc trở lên thì mới được lùi thời điểm đóng phí công đoàn - PV). Cần giảm tính điều kiện để có nhiều doanh nghiệp, nhiều người lao động hơn nữa được lùi thời điểm đóng phí công đoàn.

Nhiều nước trên thế giới đã có gói hỗ trợ toàn dân. Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng nếu hỗ trợ toàn dân được thì rất tốt. Song, chúng ta nguồn lực có hạn, trước mắt cần ưu tiên hỗ trợ tới những người có hoàn cảnh khó khăn nhất. Trung ương đang xem xét việc giảm nhiều loại thuế như thuế VAT, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp để giúp giảm giá thành sản phẩm và có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp.

Điều cấp thiết lúc này là cần giảm tất cả các loại thuế phí, tiền thuê đất nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt khó. Mức độ giảm, miễn, đối tượng giảm, miễn sẽ cần được nghiên cứu kỹ lưỡng hơn để có mức hỗ trợ phù hợp, mang tính thực chất và hiệu quả hơn. Đối với người dân, một việc rất cần thiết lúc này là miễn giảm thuế thu nhập cá nhân để người dân được thư thả, có điều kiện chăm lo cho cuộc sống của mình và gia đình tốt hơn.

Cần chuyển vốn đầu tư công sang đầu tư cho con người trong lúc đại dịch ảnh 20
Cần chuyển vốn đầu tư công sang đầu tư cho con người trong lúc đại dịch ảnh 21
Cần chuyển vốn đầu tư công sang đầu tư cho con người trong lúc đại dịch ảnh 22

Thành phố nhận được sự chung tay rất lớn từ cộng đồng người dân, doanh nghiệp, các tôn giáo ở TPHCM, sự tương trợ từ các tỉnh thành, đồng bào tôn giáo và kiều bào ở nước ngoài. Ngân sách từ Trung ương và TPHCM có hạn, chưa bao phủ hết, chưa chăm lo trọn vẹn tới tất cả những phận người còn có khăn trong xã hội. Các gói hỗ trợ chính thức dù nỗ lực tới đâu cũng khó có thể đáp ứng hết các nhu cầu hỗ trợ. Vì thế, rất cần sức mạnh của toàn dân tham gia phòng, chống dịch Covid-19.

Cần chuyển vốn đầu tư công sang đầu tư cho con người trong lúc đại dịch ảnh 25
Phát huy nguồn lực trong dân không phải là để người dân tự lo cho nhau mà chính quyền các cấp đang nỗ lực hết sức, dành nguồn ngân sách lớn để chăm lo cho dân và đồng thời, cần sự quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ của người dân với người dân. Tinh thần “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, “lá lành đùm rá rách” vốn là truyền thống tốt đẹp ngàn đời nay của dân tộc ta. Có thể thấy thời gian qua, rất nhiều các hoạt động thiện nguyện diễn ra khắp nơi: từ ATM gạo, ATM khẩu trang, oxy 0 đồng, nhà trọ 0 đồng, đến nấu cháo, tặng gạo…
Trung tâm An sinh của TPHCM đang cấp phát 2 triệu túi an sinh trong đó cũng có sự đóng góp lớn của cộng đồng. Đây là những nghĩa cử thể hiện tinh thần chia sẻ, giúp đỡ nhau, cùng nắm tay nâng đỡ cho nhau. Ở thời điểm khó khăn này, tinh thần ấy càng cần được tiếp tục phát huy. Đảng bộ, Chính quyền cùng nhân dân đồng lòng tương trợ lẫn nhau để sớm vượt qua đại dịch.

Trong lúc giãn cách triệt để này, để người dân mở lòng hỗ trợ, nâng đỡ được cho nhau nhiều hơn nữa, thì chính quyền cần khơi thông các cản trở, thúc đẩy sự kết nối, tương trợ.

Chẳng hạn, thời gian qua, không ít người làm từ thiện gặp khó khăn khi đề nghị cấp giấy lưu thông trên đường để đi trao quà, phát cháo, tặng gạo… Việc này cần phải cải thiện ngay, tránh tạo nghịch cảnh người cần thì chưa được hỗ trợ, còn người muốn hỗ trợ lại không đến được với người khó khăn. Có thể có một phần lợi dụng giấy đi đường của mạnh thường quân cho mục đích khác, nhưng đó chỉ là phần nhỏ (và các chốt kiểm soát hoàn toàn có thể phát hiện, xử lý); vẫn còn phần rất lớn mạnh thường quân có tâm huyết và chúng ta không nên tạo ức chế trước các tâm huyết đó.

Cần chuyển vốn đầu tư công sang đầu tư cho con người trong lúc đại dịch ảnh 27

Trong việc hỗ trợ, minh bạch thông tin rất quan trọng. Chính sách hỗ trợ ra sao, mức độ triển khai thế nào, đang cần tiếp sức cụ thể ở đâu? Khi người dân nắm bắt đầy đủ thông tin và thấu hiểu, người dân sẽ thêm tin tưởng, cùng chung tay nghĩa hiệp. Để kết nối tốt hơn, rất cần áp dụng công nghệ thông tin, tạo lập các app, các group, các trang hỗ trợ trực tuyến. Huyện Củ Chi có lập bản đồ hỗ trợ, có link trực tuyến ai có khó khăn thì phát tín hiệu và huyện hỗ trợ ngay. Nhiều khu dân cư, nhiều phường xã ở TPHCM đã lập các group tương trợ, giúp nhau mùa dịch, kết nối nhanh nhất người có điều kiện và người khó khăn. Những cách làm này nên cần được nhân rộng…

Bây giờ quan trọng nhất là TPHCM cần thoát dịch sớm chừng nào thì phục hồi nhanh chừng đó. Sự sống của doanh nghiệp đang tỷ lệ nghịch với F0. Kiểm soát được dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay. Giãn cách nghiêm ngặt, ai ở đâu ở yên đó, là những biện pháp giúp bảo vệ sức khỏe và tính mạng người dân.

Bên cạnh các giải pháp phòng chống dịch thì TPHCM cũng phải tính toán về kế hoạch phục hồi. Muốn doanh nghiệp có thể duy trì sản xuất, cần phải sớm bao phủ được vaccine. Khi bao phủ được vaccine, chúng ta có thể chuyển sang trạng thái sống thích nghi với Covid-19. Hiện nay, doanh nghiệp nào đã tiêm vaccine cho người lao động thì cần có cơ chế cho doanh nghiệp đó hoạt động trở lại. TPHCM cần phải xây dựng cơ chế khác, có ứng xử khác đối với doanh nghiệp đã tiêm vaccine cho người lao động.

Việc hỗ trợ doanh nghiệp là đặc biệt quan trọng, bởi cứu được doanh nghiệp là cứu được công ăn việc làm của người lao động và đằng sau mỗi lao động là một gia đình. 
Cần chuyển vốn đầu tư công sang đầu tư cho con người trong lúc đại dịch ảnh 30

Số lượng doanh nghiệp ngừng hoạt động, phá sản có liên quan tới số lượng F0. F0 càng tăng thì doanh nghiệp ngừng hoạt động càng nhiều, ảnh hưởng đến công ăn việc làm của người lao động càng lớn. Sự sống của doanh nghiệp đang tỷ lệ nghịch với F0. Nên làm sao kiểm soát được dịch bệnh là nhiệm vụ cấp thiết.

Doanh nghiệp luôn là yếu tố sống còn của một nền kinh tế, “sức khoẻ” doanh nghiệp chính là “hơi thở” của nền kinh tế. Hiện nay, các doanh nghiệp đang kiến nghị tạo cơ chế để có thể duy trì sản xuất, thực hiện các hợp đồng với các đối tác nước ngoài, đảm bảo chuỗi sản xuất kinh doanh. Việc này rất quan trọng. Nếu không đảm bảo hợp đồng với các đối tác nước ngoài thì rất nguy hiểm cho doanh nghiệp, kéo theo nhiều hệ lụy về kinh tế và vấn đề xã hội. Lúc này, muốn doanh nghiệp có thể duy trì sản xuất, thì cần phải sớm bao phủ được vaccine. Một trong các tiêu chí để doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động được là người lao động phải được tiêm vaccine.

Cần chuyển vốn đầu tư công sang đầu tư cho con người trong lúc đại dịch ảnh 32

Chỉ có vaccine là giải pháp căn cơ, giúp giảm các trường hợp F0 trở nặng và giảm nguy cơ tử vong. Khi đã được bao phủ vaccine - doanh nghiệp có thể hoạt động trong điều kiện vừa có dịch vừa hoạt động. Các nước khác cũng vậy. Và khi bao phủ được vaccine, chúng ta có thể chuyển sang trạng thái sống thích nghi với Covid-19. Người dân vừa đảm bảo khoảng cách, tuân thủ 5K và được tiêm vaccine thì chúng ta hoàn toàn có thể nghĩ đến trạng thái chủ động hơn.

Ngoài các trạm y tế lưu động hỗ trợ F0 tại các phường, xã, thị trấn thì rất nên có các trạm y tế lưu động  phục vụ cho các cơ sở sản xuất kinh doanh quy mô lớn. Việc này nhằm duy trì, bảo vệ hoạt động sản xuất. Chứ không phải doanh nghiệp đã tiêm vaccine rồi mà có 1-2 ca F0 lại đóng cửa doanh nghiệp đó. TPHCM cần phải xây dựng cơ chế khác, có ứng xử khác đối với doanh nghiệp đã tiêm vaccine cho người lao động.

Cần chuyển vốn đầu tư công sang đầu tư cho con người trong lúc đại dịch ảnh 33
Cần chuyển vốn đầu tư công sang đầu tư cho con người trong lúc đại dịch ảnh 34

Trước khi dịch Covid-19 bùng phát, TPHCM đã gặp nhiều điểm nghẽn trong phát triển và trong đó có sự quá tải của hệ thống y tế, cơ sở hạ tầng, đường sá, trường học… Gặp đại dịch xảy ra, hệ thống y tế vốn quá tải, khủng khoảng y tế xảy ra. Qua đại dịch càng cho thấy việc tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho TPHCM là vô cùng cấp thiết. Đó là cách để bồi dưỡng, tăng năng lực cho “cơ thể” TPHCM sau “trận bệnh nặng”. TPHCM có vai trò rất lớn đối với kinh tế cả nước. Tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách cho TPHCM cũng chính là giúp cho ngân sách quốc gia tăng thêm, bởi một đồng vốn đầu tư tại TPHCM có khả năng sinh lời cao hơn mức bình quân chung của cả nước.

Cần chuyển vốn đầu tư công sang đầu tư cho con người trong lúc đại dịch ảnh 37
Tôi mong muốn người dân thích nghi và tuân thủ triệt để giãn cách xã hội, ai ở đâu ở yên đó. Thực tế khi mắc Covid-19, có đến 80% không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ, sau một thời gian điều trị, chăm sóc tại nhà sẽ tự khỏi bệnh. Người dân ở yên tại nhà, nếu có nhu cầu về chăm sóc y tế, về hỗ trợ an sinh thì liên hệ với tổ phản ứng nhanh, tổ công tác đặc biệt ở phường, xã, thị trấn, để được hỗ trợ, can thiệp kịp thời. Người dân ai ở đâu ở yên đó, cùng với thực hiện 3 tại chỗ - xét nghiệm tại chỗ, khám bệnh tại chỗ, hỗ trợ an sinh tại chỗ, thì sẽ sớm kiểm soát được dịch bệnh. 

Trân trọng cảm ơn PGS.TS!

Tin cùng chuyên mục