Cần học kinh nghiệm quản lý vệ sinh công cộng của Singapore

Qua thông tin của báo đài, tôi được biết Luật lao động công ích của Singapore đã xử phạt hơn 30.000 người vì tội xả rác bừa bãi nơi công cộng. Ngoài xử phạt lần đầu tương đương với 2,2 triệu đồng Việt Nam, những người vi phạm vệ sinh nơi công cộng từ lần hai trở đi hoặc xả rác thải gây hại đời sống cộng đồng như tàn thuốc lá, giấy gói thức ăn, cốc nhựa, các lon đồ uống buộc phải lao động công ích dọn dẹp vệ sinh đường phố.

Qua thông tin của báo đài, tôi được biết Luật lao động công ích của Singapore đã xử phạt hơn 30.000 người vì tội xả rác bừa bãi nơi công cộng. Ngoài xử phạt lần đầu tương đương với 2,2 triệu đồng Việt Nam, những người vi phạm vệ sinh nơi công cộng từ lần hai trở đi hoặc xả rác thải gây hại đời sống cộng đồng như tàn thuốc lá, giấy gói thức ăn, cốc nhựa, các lon đồ uống buộc phải lao động công ích dọn dẹp vệ sinh đường phố.

Tôi thấy đây là kinh nghiệm hay, các ngành chức năng nên nghiên cứu và áp dụng tại TPHCM. Thực tế cho thấy tình trạng xả rác, xà bần nơi công cộng vẫn còn khá phổ biến, do vậy thành phố nên tăng mức phạt đối với người vi phạm và buộc những người đổ rác xà bần nơi công cộng phải lao động công ích dọn dẹp vệ sinh đường phố hoặc nạo vét kênh rạch, cống rãnh trong thành phố nếu mức độ vi phạm nặng hơn.

Đối với những người vi phạm trật tự an toàn giao thông đô thị, ngoài xử phạt hành chính, nên có quy định buộc người vi phạm ra đường giữ gìn trật tự an toàn giao thông ở các giao lộ trong một thời gian nhất định, tùy theo mức độ sai phạm.

Nếu như các ngành chức năng thành phố có các giải pháp cụ thể và mạnh mẽ hơn, tin rằng cuộc vận động thực hiện nếp sống văn minh đô thị sẽ tốt hơn.

B.H.

Tin cùng chuyên mục