Giải thích cho đề xuất này, Sở GD-ĐT cho rằng, hiện nay chưa có quy định pháp luật cụ thể liên quan đến việc lắp đặt camera là một trong những điều kiện để trường mẫu giáo, mầm non, nhà trẻ, các nhóm trẻ, lớp mầm non độc lập tư thục thành lập và hoạt động. Song từ thực tế, sở này nhận thấy việc lắp đặt camera tại các cơ sở giáo dục nói trên là công cụ hỗ trợ việc giám sát hiệu quả cho cơ quan quản lý đối với hoạt động giữ trẻ.
Nhiều ý kiến từ xã hội bày tỏ đồng thuận với đề xuất này, khẳng định đó là động cơ chính đáng và cần kíp của đơn vị quản lý ngành giáo dục TPHCM nhằm ngăn chặn nạn bạo hành trẻ, vốn gây sự phẫn nộ trong phụ huynh học sinh và dư luận sau những sự việc nổi cộm gần đây. Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến trái chiều, cho rằng camera giám sát chỉ là giải pháp tình thế, các trường ủng hộ việc gắn camera chỉ với mục đích “làm hài lòng” phụ huynh nhằm mục tiêu xa hơn là thu hút tuyển sinh.
Hiện nay, trên thực tế có không ít trường ngoài công lập đã sử dụng camera như một hình thức để giám sát, có trường đã tiên phong lắp đặt hàng chục năm nay. Nhiều bậc phụ huynh ở một số trường còn chủ động tài trợ lắp đặt camera để vừa dõi theo sinh hoạt thường ngày của con mình, vừa tăng thêm tính kết nối với nhà trường và thầy cô. Những chiếc camera đó nhiều lúc trở thành phương tiện hỗ trợ, là hình thức răn đe, làm hạn chế những hành động phản giáo dục của người nuôi giữ trẻ. Điều đó cần được xã hội ghi nhận theo hướng tích cực.
Tất nhiên, dư luận xã hội không bao giờ thuận theo một chiều. Bởi ngay cả văn hóa “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” cũng còn có những cách nghĩ khác. Song dư luận có ai không bất bình và căm phẫn trước những cách cư xử độc ác của những người coi chuyện đánh trẻ là “bình thường”, là một cách “dạy dỗ” theo lý lẽ của họ. Và trong số dư luận ấy, không ít người từng khẩn thiết yêu cầu xã hội phải bảo vệ những mầm xanh bằng cả giải pháp cứng lẫn giải pháp mềm, trong đó có việc trang bị công cụ giám sát hoạt động nhà trẻ. Do vậy, hãy ủng hộ cách làm của Sở GD-ĐT TPHCM như là điều kiện “cần”.
Dầu vậy, điều kiện “đủ” và đặc biệt quan trọng là cái tâm, đạo đức của người đứng lớp. Bởi suy cho cùng, mục tiêu của giáo dục là hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ chứ không chỉ là xử lý tình huống. Thầy cô dù ở cấp bậc nào cũng đều là những hình mẫu, là gương sáng để trẻ em noi theo, làm theo. Chỉ khi người đứng lớp với tất cả tình thương và cái tâm của người mẹ thì môi trường giáo dục mầm non mới thực sự trong lành.
Nhiều ý kiến từ xã hội bày tỏ đồng thuận với đề xuất này, khẳng định đó là động cơ chính đáng và cần kíp của đơn vị quản lý ngành giáo dục TPHCM nhằm ngăn chặn nạn bạo hành trẻ, vốn gây sự phẫn nộ trong phụ huynh học sinh và dư luận sau những sự việc nổi cộm gần đây. Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến trái chiều, cho rằng camera giám sát chỉ là giải pháp tình thế, các trường ủng hộ việc gắn camera chỉ với mục đích “làm hài lòng” phụ huynh nhằm mục tiêu xa hơn là thu hút tuyển sinh.
Hiện nay, trên thực tế có không ít trường ngoài công lập đã sử dụng camera như một hình thức để giám sát, có trường đã tiên phong lắp đặt hàng chục năm nay. Nhiều bậc phụ huynh ở một số trường còn chủ động tài trợ lắp đặt camera để vừa dõi theo sinh hoạt thường ngày của con mình, vừa tăng thêm tính kết nối với nhà trường và thầy cô. Những chiếc camera đó nhiều lúc trở thành phương tiện hỗ trợ, là hình thức răn đe, làm hạn chế những hành động phản giáo dục của người nuôi giữ trẻ. Điều đó cần được xã hội ghi nhận theo hướng tích cực.
Tất nhiên, dư luận xã hội không bao giờ thuận theo một chiều. Bởi ngay cả văn hóa “Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi” cũng còn có những cách nghĩ khác. Song dư luận có ai không bất bình và căm phẫn trước những cách cư xử độc ác của những người coi chuyện đánh trẻ là “bình thường”, là một cách “dạy dỗ” theo lý lẽ của họ. Và trong số dư luận ấy, không ít người từng khẩn thiết yêu cầu xã hội phải bảo vệ những mầm xanh bằng cả giải pháp cứng lẫn giải pháp mềm, trong đó có việc trang bị công cụ giám sát hoạt động nhà trẻ. Do vậy, hãy ủng hộ cách làm của Sở GD-ĐT TPHCM như là điều kiện “cần”.
Dầu vậy, điều kiện “đủ” và đặc biệt quan trọng là cái tâm, đạo đức của người đứng lớp. Bởi suy cho cùng, mục tiêu của giáo dục là hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ chứ không chỉ là xử lý tình huống. Thầy cô dù ở cấp bậc nào cũng đều là những hình mẫu, là gương sáng để trẻ em noi theo, làm theo. Chỉ khi người đứng lớp với tất cả tình thương và cái tâm của người mẹ thì môi trường giáo dục mầm non mới thực sự trong lành.