Khi nhắc về sự kiện cả hai vợ chồng nhà thơ Xuân Quỳnh và nhà thơ Lưu Quang Vũ cùng được giải thưởng Hồ Chí Minh, nhiều người đã ví von như vậy.
Xuân Quỳnh không chỉ là một nữ thi sĩ tài năng, mà trước hết là một tâm hồn bao dung, độ lượng, giàu sự nhẫn nại và hy sinh. Trước khi là nhà thơ, chị là một nữ diễn viên múa xinh đẹp của đoàn ca múa Trung ương. Ít ai ngờ được rằng tâm hồn người diễn viên múa này lại là một tâm hồn đầy thơ, mơ mộng, xao xuyến và tinh tế. Ngay từ những vần thơ ban đầu của chị dù chị tự nhận làm bằng bản năng thôi nhưng đã làm nhiều người say mê. Trong những người say mê buổi đầu này, chưa có anh Lưu Quang Vũ. Kém chị Xuân Quỳnh 7, 8 tuổi, lúc này anh Vũ đang là cậu học sinh ngày ngày quàng khăn đỏ đến trường. Dù rằng anh cũng đã làm thơ bởi đơn giản là trong anh cũng có gien di truyền của người cha là nhà thơ, soạn giả sân khấu Lưu Quang Thuận. Phải rất nhiều năm sau, họ mới gặp nhau và say mê nhau. Và để đến được với nhau, họ đã phải vượt qua rất nhiều trở ngại.
Lý do đầu tiên để họ gặp gỡ nhau, là ở chung khu nhà 96 phố Huế, Hà Nội - một khu tập thể dành cho các văn nghệ sĩ. Anh Lưu Quang Vũ đã cùng cha mẹ ở đây nhiều năm, còn chị Xuân Quỳnh sau khi giã từ cuộc đời nghệ thuật chuyển sang con đường văn học mới cùng chồng, vốn là một nghệ sĩ violon cùng đoàn ca múa Trung ương chuyển về.
Mặc dù có những khoảng cách về tuổi tác, về hoàn cảnh nhưng họ sẵn lòng cảm thông về những bất hạnh của nhau: Chị Xuân Quỳnh có những xung đột về tính cách với người chồng dẫn đến đổ vỡ, còn anh Lưu Quang Vũ phải sống với tình yêu như một trái đắng, cùng với rất nhiều vất vả của trường đời... Chưa hết, khi giải ngũ, không công ăn việc làm, có khi Vũ phải đi vác tre vác nứa nơi bãi sông Hồng, và khi nghiện thơ quá thì chỉ biết mang thơ đọc cho những người bạn bốc vác ấy bên ly rượu suông trong những đêm trăng tàn nơi bến sông...
Chính trong những lúc đơn độc ấy, chị Xuân Quỳnh đã đến với anh, thắp lên cho anh một ngọn lửa để rồi từ tình yêu này Lưu Quang Vũ lấy lại sức bay lên. Như sau này Vũ đã từng nghiền ngẫm: Chỉ có thuyền mới hiểu, biển mênh mông dường nào.
Họ gặp gỡ, đến với nhau vì có sự đồng điệu trong tâm hồn. Lúc này, dù đã là một cây bút thơ nổi tiếng, được nhiều người yêu mến và tôn trọng nhưng trước tài năng của Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh vẫn sẵn sàng chấp nhận “làm một dòng sông nhỏ”, dồn tất cả mồ hôi, nước mắt để nuôi lớn cho “biển khơi” Lưu Quang Vũ. Chị nhận ra vẻ đẹp tâm hồn và tài năng của anh, không phải lúc tên tuổi anh chói sáng, mà ngay từ lúc còn trong tăm tối, ngay từ lúc bao nhiêu đổ vỡ bất hạnh ập xuống đời anh. Trân trọng điều đó, Lưu Quang Vũ đã từng viết về Xuân Quỳnh những vần thơ tình yêu rất đẹp:
Khi tàu đông anh lỡ chuyến đi dài
Chỉ một người ở lại với anh thôi
Lúc anh vắng người ấy thường thức đợi
Khi anh khổ chỉ riêng người ấy tới
Anh yên lòng bên lửa ấm yêu thương
Người ấy chỉ vui khi anh hết lo buồn
Anh lạc bước, em đưa anh trở lại
Khi cằn cỗi thấy tháng ngày mệt mỏi
Em là sớm mai là tuổi trẻ của anh
Xuân Quỳnh không chỉ là một nữ thi sĩ tài năng, mà trước hết là một tâm hồn bao dung, độ lượng, giàu sự nhẫn nại và hy sinh. Trước khi là nhà thơ, chị là một nữ diễn viên múa xinh đẹp của đoàn ca múa Trung ương. Ít ai ngờ được rằng tâm hồn người diễn viên múa này lại là một tâm hồn đầy thơ, mơ mộng, xao xuyến và tinh tế. Ngay từ những vần thơ ban đầu của chị dù chị tự nhận làm bằng bản năng thôi nhưng đã làm nhiều người say mê. Trong những người say mê buổi đầu này, chưa có anh Lưu Quang Vũ. Kém chị Xuân Quỳnh 7, 8 tuổi, lúc này anh Vũ đang là cậu học sinh ngày ngày quàng khăn đỏ đến trường. Dù rằng anh cũng đã làm thơ bởi đơn giản là trong anh cũng có gien di truyền của người cha là nhà thơ, soạn giả sân khấu Lưu Quang Thuận. Phải rất nhiều năm sau, họ mới gặp nhau và say mê nhau. Và để đến được với nhau, họ đã phải vượt qua rất nhiều trở ngại.
Lý do đầu tiên để họ gặp gỡ nhau, là ở chung khu nhà 96 phố Huế, Hà Nội - một khu tập thể dành cho các văn nghệ sĩ. Anh Lưu Quang Vũ đã cùng cha mẹ ở đây nhiều năm, còn chị Xuân Quỳnh sau khi giã từ cuộc đời nghệ thuật chuyển sang con đường văn học mới cùng chồng, vốn là một nghệ sĩ violon cùng đoàn ca múa Trung ương chuyển về.
Mặc dù có những khoảng cách về tuổi tác, về hoàn cảnh nhưng họ sẵn lòng cảm thông về những bất hạnh của nhau: Chị Xuân Quỳnh có những xung đột về tính cách với người chồng dẫn đến đổ vỡ, còn anh Lưu Quang Vũ phải sống với tình yêu như một trái đắng, cùng với rất nhiều vất vả của trường đời... Chưa hết, khi giải ngũ, không công ăn việc làm, có khi Vũ phải đi vác tre vác nứa nơi bãi sông Hồng, và khi nghiện thơ quá thì chỉ biết mang thơ đọc cho những người bạn bốc vác ấy bên ly rượu suông trong những đêm trăng tàn nơi bến sông...
Chính trong những lúc đơn độc ấy, chị Xuân Quỳnh đã đến với anh, thắp lên cho anh một ngọn lửa để rồi từ tình yêu này Lưu Quang Vũ lấy lại sức bay lên. Như sau này Vũ đã từng nghiền ngẫm: Chỉ có thuyền mới hiểu, biển mênh mông dường nào.
Họ gặp gỡ, đến với nhau vì có sự đồng điệu trong tâm hồn. Lúc này, dù đã là một cây bút thơ nổi tiếng, được nhiều người yêu mến và tôn trọng nhưng trước tài năng của Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh vẫn sẵn sàng chấp nhận “làm một dòng sông nhỏ”, dồn tất cả mồ hôi, nước mắt để nuôi lớn cho “biển khơi” Lưu Quang Vũ. Chị nhận ra vẻ đẹp tâm hồn và tài năng của anh, không phải lúc tên tuổi anh chói sáng, mà ngay từ lúc còn trong tăm tối, ngay từ lúc bao nhiêu đổ vỡ bất hạnh ập xuống đời anh. Trân trọng điều đó, Lưu Quang Vũ đã từng viết về Xuân Quỳnh những vần thơ tình yêu rất đẹp:
Khi tàu đông anh lỡ chuyến đi dài
Chỉ một người ở lại với anh thôi
Lúc anh vắng người ấy thường thức đợi
Khi anh khổ chỉ riêng người ấy tới
Anh yên lòng bên lửa ấm yêu thương
Người ấy chỉ vui khi anh hết lo buồn
Anh lạc bước, em đưa anh trở lại
Khi cằn cỗi thấy tháng ngày mệt mỏi
Em là sớm mai là tuổi trẻ của anh
Và khẳng định:
Anh yêu em và anh tồn tại
Trân trọng tình yêu của Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh cũng từng nhấn mạnh:
Chẳng dại gì em ước nó bằng vàng
Trái tim em anh đã từng biết đấy
Anh là người coi thường của cải
Nên nếu cần anh bán nó đi ngay.
Em cũng không mong nó giống mặt trời
Vì sẽ tắt khi bóng chiều đổ xuống
Lại mình anh với đêm dài câm lặng
Mà lòng anh xa cách với lòng em
Và cũng khẳng định tình yêu ấy: Biết yêu anh cả khi chết đi rồi
Nhưng đấy là thơ, là sự bộc lộ của tâm tưởng. Nó sẽ còn phải đụng chạm với đời, cuộc đời thực, với miếng cơm manh áo mà càng với những nghệ sĩ, nó lại càng dễ biến thành những bi kịch và nhiều cuộc tình tưởng rằng rất chói sáng, rất thi vị, thì khi vấp phải phần đời này bỗng nổ tung như bong bóng xà phòng...
Hai vợ chồng và “con anh, con tôi, con chúng ta” nhiều năm tháng chỉ sống với một đồng lương cán bộ văn nghệ ít ỏi của Xuân Quỳnh cũng khó tránh khỏi điều đó. Để sống trọn vẹn với tình yêu, để chắp cánh cho sự nghiệp của chồng, chị Xuân Quỳnh đã chắt chiu, dành dụm từng đồng tiền, chấp nhận hy sinh tất cả mọi nhu cầu thiết yếu nhất của mình. Một người bạn văn thân thiết của chị kể, một trưa hè kia đôi bạn gặp nhau, chị mời chị Xuân Quỳnh uống một cốc chè đỗ đen giải khát nhưng rồi thấy chị Xuân Quỳnh lặng đi. Một hồi lâu mới thầm nói: “Thôi, chả ăn chè nữa chị ạ. Chị dành cho em mấy hào ấy để trưa nay em mua rau cho cả nhà cùng ăn”.
Nhắc lại chuyện này, thực sự vẫn còn nhói lên trong lòng chúng ta bao niềm xót xa của một thời, nhưng cũng đọng lại trong lòng chúng ta sự khâm phục, kính nể trước những hy sinh của chị Xuân Quỳnh. Chính sự hy sinh và chắp cánh này của chị Xuân Quỳnh mà anh Lưu Quang Vũ có được một sự nghiệp sáng tác đồ sộ. Không thể không nhìn nhận là trong gia tài văn chương và nghệ thuật chẳng mấy ai có của Lưu Quang Vũ, đã có một nửa được xây dựng là từ tâm hồn và sự hy sinh của Xuân Quỳnh.
Trân trọng tình yêu của Lưu Quang Vũ, Xuân Quỳnh cũng từng nhấn mạnh:
Chẳng dại gì em ước nó bằng vàng
Trái tim em anh đã từng biết đấy
Anh là người coi thường của cải
Nên nếu cần anh bán nó đi ngay.
Em cũng không mong nó giống mặt trời
Vì sẽ tắt khi bóng chiều đổ xuống
Lại mình anh với đêm dài câm lặng
Mà lòng anh xa cách với lòng em
Và cũng khẳng định tình yêu ấy: Biết yêu anh cả khi chết đi rồi
Nhưng đấy là thơ, là sự bộc lộ của tâm tưởng. Nó sẽ còn phải đụng chạm với đời, cuộc đời thực, với miếng cơm manh áo mà càng với những nghệ sĩ, nó lại càng dễ biến thành những bi kịch và nhiều cuộc tình tưởng rằng rất chói sáng, rất thi vị, thì khi vấp phải phần đời này bỗng nổ tung như bong bóng xà phòng...
Hai vợ chồng và “con anh, con tôi, con chúng ta” nhiều năm tháng chỉ sống với một đồng lương cán bộ văn nghệ ít ỏi của Xuân Quỳnh cũng khó tránh khỏi điều đó. Để sống trọn vẹn với tình yêu, để chắp cánh cho sự nghiệp của chồng, chị Xuân Quỳnh đã chắt chiu, dành dụm từng đồng tiền, chấp nhận hy sinh tất cả mọi nhu cầu thiết yếu nhất của mình. Một người bạn văn thân thiết của chị kể, một trưa hè kia đôi bạn gặp nhau, chị mời chị Xuân Quỳnh uống một cốc chè đỗ đen giải khát nhưng rồi thấy chị Xuân Quỳnh lặng đi. Một hồi lâu mới thầm nói: “Thôi, chả ăn chè nữa chị ạ. Chị dành cho em mấy hào ấy để trưa nay em mua rau cho cả nhà cùng ăn”.
Nhắc lại chuyện này, thực sự vẫn còn nhói lên trong lòng chúng ta bao niềm xót xa của một thời, nhưng cũng đọng lại trong lòng chúng ta sự khâm phục, kính nể trước những hy sinh của chị Xuân Quỳnh. Chính sự hy sinh và chắp cánh này của chị Xuân Quỳnh mà anh Lưu Quang Vũ có được một sự nghiệp sáng tác đồ sộ. Không thể không nhìn nhận là trong gia tài văn chương và nghệ thuật chẳng mấy ai có của Lưu Quang Vũ, đã có một nửa được xây dựng là từ tâm hồn và sự hy sinh của Xuân Quỳnh.