Cho những cuộc đời đã mất

“Không ai tắm hai lần trên một dòng sông”, câu nói nổi tiếng này hàm ý rằng dòng sông hôm nay và dòng sông ngày mai là hai dòng sông khác. Nhưng, có một dòng sông, mà 18 năm trôi nó vẫn mang một niềm nhớ, mang một niềm đau của một chuỗi nhân vật sống ven dòng sông ấy. Đó là dòng sông trong truyện ngắn “Dòng nhớ” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Tác phẩm này được chuyển thể sang kịch nói lần thứ 3 vì sự hấp dẫn của một dòng sông gắn liền với bao số phận. Lần chuyển thể này được sân khấu Hoàng Thái Thanh làm mới lại, dựa trên kịch bản của Ngô Phạm Hạnh Thúy, Dòng nhớ khoác lên mình một thân phận mới mang tên “Bao giờ sông cạn”.

“Không ai tắm hai lần trên một dòng sông”, câu nói nổi tiếng này hàm ý rằng dòng sông hôm nay và dòng sông ngày mai là hai dòng sông khác. Nhưng, có một dòng sông, mà 18 năm trôi nó vẫn mang một niềm nhớ, mang một niềm đau của một chuỗi nhân vật sống ven dòng sông ấy. Đó là dòng sông trong truyện ngắn “Dòng nhớ” của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư. Tác phẩm này được chuyển thể sang kịch nói lần thứ 3 vì sự hấp dẫn của một dòng sông gắn liền với bao số phận. Lần chuyển thể này được sân khấu Hoàng Thái Thanh làm mới lại, dựa trên kịch bản của Ngô Phạm Hạnh Thúy, Dòng nhớ khoác lên mình một thân phận mới mang tên “Bao giờ sông cạn”.

Những cuộc đời nổi trôi

Chờ bị mẹ buộc cưới Mai vì lời hẹn ước năm xưa của hai gia đình. Dù lúc đó, Chờ đã có cô người yêu tên Thà, một cô hàng bông nhỏ nhắn dễ thương. Nhưng mẹ Chờ không đồng ý vì Thà sống trên ghe, lên đênh sóng nước. Ba của Chờ và Ba của Mai đã mất vì kiếp sống lang bạt trên sông. Chính mẹ của Chờ đã chẳng thể nhìn thấy được mẹ mình lần cuối cũng vì kiếp sống trên ghe. Nên bà bỏ ghe, sống trên bờ để mong Chờ có một cuộc sống khô cạn. Vì vậy bà không thể nào chấp nhận được việc con trai bà quay trở lại với sông nước. Đêm nằm trên sông, mở mắt cũng thấy sông.

Lễ cưới được diễn ra ban ngày thì ban đêm, Chờ bỏ trốn cùng Thà. Đêm hôm đó, Thà lại lên cơn đau đẻ.  Cuộc tìm kiếm chú rể đan xen với cuộc vượt cạn trên ghe của Thà. Mưa như trút. Chờ đỡ đẻ cho Thà. Đứa con trai ra đời như một tia sáng nhỏ, mong manh yếu đuối giữa đêm mưa bão. Chờ quyết định bỏ đi cùng Thà để xây dựng gia đình trên chiếc ghe nhỏ. Ngỡ đâu, một cuộc đời mới được bắt đầu cùng nhau, dù khó khăn nghèo khó. Nhưng 5 tháng sau, Mai tìm được hai người ở một bến sông cách nhà hàng chục cây số. Mẹ Chờ bệnh nặng, Chờ về nhà thăm. Thà neo ghe gần nhà Chờ, không ngờ hành động ấy khiến mẹ Chờ lo lắng nên xui chị Tư Mắm cướp đứa con của Thà và Chờ, bé Đợi.

Đêm ấy là một đêm bão tố. Thà đến nhà lạy lụt van xin được trả con, nhưng không ngờ chính đêm ấy đã khiến mẹ Chờ, vốn đã mỏi mòn vì con phải chết. Anh Chờ vì thương mẹ nên thề rằng sẽ không bao giờ xuống ghe của Thà nữa. Và bé Đợi, đêm ấy cũng khóc ngặt nghẽo vì không có sữa mẹ…

18 năm, dòng sông vẫn chảy. 18 năm, cứ mỗi năm một lần, người ta lại nghe tiếng tát nước sột soạt của người đàn bà bán hàng bông. Cũng những đêm đó, có phải vì tiếng tát nước mà Chờ, không ngủ được, lại thổi kèn Harmonica và Mai, vợ Chờ lại khóc ướt đẫm gối.

18 năm, không xoa dịu một niềm nhớ, không xoa dịu được một niềm đau, cũng chẳng nguôi được một cơn ghen. Số phận cứ trôi theo dòng sông ấy. Người phải buông lại cố níu cho mình, dù chỉ một nửa ông chồng. Người cần níu giữ thì không đủ sức níu giữ. Những cuộc đời cứ thế trôi đi.

Bé Đợi đã lớn, biết má mình buồn nên đi hỏi chuyện người đàn bà tát nước dưới ghe kia. Cũng nhờ đó mà hai má con gặp lại nhau. Cậu bé Đợi đã 18 tuổi nên quyết đi theo mẹ ruột của mình, ngày đây mai đó trên chiếc ghe nhỏ. Anh Chờ ngày nào giờ cũng đã hai màu tóc, vẫn không dám bước xuống ghe vì một lời thề, vì nặng nợ với người trên cạn. Chỉ dám nói rằng: “Dòng sông này, nghìn năm sau sẽ không bao giờ cạn”.

Người tưởng đã có tất cả, thì chẳng có gì ngoài tấm thân không hồn của ông chồng và một nửa chiếc áo cưới. Người tưởng mất tất cả, giờ lại được ở bên con trai và một tình yêu chưa bao giờ phai nhạt. Dòng nước có thay dòng thì tình yêu kia vẫn chưa bao giờ thay đổi.

Những cố gắng mong được đền đáp

Sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh đang cố gắng nuôi lấy thánh đường của mình trong bão của nền kinh tế thị trường. Từ khi nhà văn hóa thiếu nhi thành phố tạm dừng hoạt động để xây dựng lại, sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh coi như phải làm lại từ đầu ở nhà thiếu nhi quận 10. Kinh phí để dựng vở mới không nhiều, dù cố gắng hết sức thì cũng là hòa vốn. Nhưng, Hoàng Thái Thanh vẫn đưa đến khán giá những vở kịch với chất lượng cao nhất, như các vở diễn Nửa đời ngơ ngác, Nửa đời hương phấn, Tình như trang giấy trắng…là những ví dụ.

Đêm Vu Lan vừa qua, Bao giờ sông cạn được công diễn đã lấy đi nước mắt của hầu hết mọi khán giả trong khán phòng. Vở kịch được dàn dựng khéo léo cẩn thận từ lời thoại cho đến diễn xuất của nhân vật. Các diễn viên đều cố gắng hết mình để mang đến những cung bậc cảm xúc vẹn tròn nhất đến với khán giả. Đó là những cố gắng dễ thấy được từ sân khấu này.

Chỉ mong rằng, những cố gắng này sẽ được đền đáp. Để những vở diễn tiếp tục sáng đèn, những diễn viên lại cháy hết mình cho từng nhân vật, và người xem lại bật cười vì những mảng miếng tấu hài hay lại bùi ngùi rơi nước mắt với nội tâm của từng nhân vật.

 Thông tin vở diễn Bao giờ sông cạn:
Cảm tác từ truyện ngắn "Dòng nhớ" của Nguyễn Ngọc Tư
Tác giả: Ngô Phạm Hạnh Thúy
Biên tập: Hoàng Thái Thanh - Đạo diễn: Ái Như
Diễn viên: NSƯT Thành Hội, Ái Như, Tuyết Thu, Xuân Hương, Đoàn Thanh Tài, Tuyết Mai, Hùng Thuận, Hoàng Vân Anh

Tin cùng chuyên mục