Tin nóng buổi trưa của SGGPO ngày 24-3 có các thông tin: Công an TPHCM triệu tập ca sĩ Vy Oanh; Bị tuyên 14 năm tù vì giết chồng, giấu xác dưới ao; Phát hiện chủ tiệm Spa tử vong bất thường; Số hóa bản đồ nhà vệ sinh công cộng;...
Từ sáng sớm 31-1, ngày vía Thần Tài (mùng 10 tháng Giêng), nhiều cửa hàng kinh doanh vàng bạc, đá quý lớn tại TPHCM đã nhộn nhịp đón khách đến mua vàng lấy hên. Năm nay, các doanh nghiệp kinh doanh vàng áp dụng nhiều phương thức thanh toán qua các ứng dụng (app), ví điện tử, quét mã QR, mua hàng trực tuyến… nhằm tạo sự thuận lợi cho khách hàng.
Ghi nhanh trưa 15-1 (ngày 24 tháng Chạp), người dân đổ về mua sắm tại một số chợ truyền thống, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn TPHCM khá đông. Đây cũng là thời điểm mong chờ nhất trong năm của cả người bán lẫn người mua.
Đại diện Bộ Công thương cho biết chỉ có 25% thực phẩm được cung cấp qua siêu thị để tới tay người tiêu dùng, còn 70% vẫn đang qua chợ truyền thống và thường không kiểm soát được yêu cầu an toàn thực phẩm. Do đó, trong tháng 12 này, Bộ Công thương sẽ trình dự thảo nghị định về việc nâng cấp các chợ truyền thống để phù hợp với các tiêu chí về an toàn thực phẩm.
Hiện Bộ Công thương đã được Chính phủ giao cùng các bộ sửa nghị định về đầu tư và phát triển chợ, trong đó có việc chuyển đổi quyền khai thác tài sản công ở các chợ truyền thống. Trong tổng số 8.549 chợ truyền thống hiện có hơn 8.000 chợ là tài sản công thuộc quản lý của nhà nước.
Cũng như các đô thị lớn và hiện đại khác, không gian công cộng mang tính văn hóa là một phần quan trọng và không thể tách rời trong tổng thể đô thị TPHCM.
Tại TPHCM, khách tham quan, mua sắm tại một số chợ truyền thống như Bến Thành (quận 1), An Đông (quận 5), Bình Tây (quận 6)… đã bắt đầu tăng dần. Điều này cho thấy, các chợ từng bước bắt kịp nhu cầu tiêu dùng mùa cao điểm.
Xác định chợ là kênh lưu thông thực phẩm chính của người tiêu dùng, Bộ Công thương đang lấy ý kiến các địa phương về việc xây dựng chính sách phát triển và quản lý chợ trong bối cảnh hiện nay.
- Có chuyện hơi lạ, là dù đang ở giai đoạn thấp điểm về mua sắm nhưng nhiều chợ truyền thống lại đông hơn vài tháng trước. Người mua trở lại nhiều hơn, và những tiểu thương rời chợ vì ế ẩm cũng đã tái mở sạp. Lý do gì?
Giá xăng dầu tăng liên tiếp khiến giá nhiều mặt hàng tiêu dùng cũng tăng theo. Nhiều doanh nghiệp sản xuất, trung tâm thương mại, siêu thị lớn đang nỗ lực bình ổn giá một số mặt hàng thiết yếu để đồng hành cùng người tiêu dùng “vượt bão”.
Theo Sở Công thương TPHCM, hiện trên địa bàn thành phố có 234 chợ truyền thống, tuy vậy các chợ hoạt động trở lại chủ yếu tập trung mua bán trong lĩnh vực thực phẩm, hàng thiết yếu còn khu gian hàng giày dép, quần áo, hàng lưu niệm… còn khá thưa thớt.
Sau khi xăng dầu tiếp tục điều chỉnh tăng giá ngày 11-3, giá nhiều loại rau củ quả tại các chợ truyền thống trên địa bàn TPHCM đã tăng thêm 5.000-7.000 đồng/kg, tùy loại.
Tại một số tỉnh, thành phố miền Trung, chợ truyền thống không chỉ là nơi buôn bán mà từ lâu trở thành nơi tham quan, mua sắm của nhiều du khách trong nước và quốc tế. Sau 2 năm dịch Covid-19, các chợ truyền thống ở miền Trung tự “làm mới” mình bằng các sản phẩm du lịch đặc trưng để sẵn sàng đón du khách.
Có 22.400 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường mỗi tháng; Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 16 trong vụ chìm ca nô tại Quảng Nam; Hỏa hoạn thiêu rụi hàng chục tấn cà phê ở Lâm Đồng; Triều Tiên tuyên bố thử nghiệm phát triển “vệ tinh trinh sát” ; Liverpool thắng Cúp Liên đoàn thứ 9… là những nội dung đáng chú ý có trong Điểm tin SGGP Online ngày 28-2-2022.
Ghi nhanh tình hình mua bán tại các chợ truyền thống, hệ thống siêu thị ở TPHCM ngày mùng 6 Tết cho thấy, hầu hết giá cả ổn định nhưng nhưng sức mua khá yếu, dù có nhiều ưu đãi.
Tối 17-1, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19, bà Ngô Thị Kim Yến, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng đề nghị, các cơ quan, đơn vị cần đẩy mạnh tuyên truyền, thông tin đến người dân về chủ trương “không ngăn sông cấm chợ” của địa phương kết hợp thông tin, đánh giá tình hình về dịch bệnh.
Chiều tối 16-1 (ngày 14 tháng Chạp năm Tân Sửu), ghi nhận từ một số chợ truyền thống, siêu thị trên địa bàn TPHCM, sức mua bắt đầu nhích dần, người tiêu dùng đi mua sắm chộn rộn hơn so với vài tuần trước đó.
Sự thay đổi trong hành vi tiêu dùng của người Việt đã và đang thúc đẩy diện tích trồng sản phẩm hữu cơ gia tăng. Tuy vậy hiện nay sản phẩm hữu cơ mới chỉ tiêu thụ tại kênh phân phối hiện đại và vắng bóng tại nhiều kênh chợ truyền thống.
Theo Tổ công tác đặc biệt của Bộ Công thương, đến cuối tháng 11-2021 đã có khoảng 80% chợ truyền thống tại các tỉnh phía Nam được khôi phục hoạt động trở lại.