Sau những ngày nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tại xã Bình Tân Phú, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, sáng ngày 28-1 (mùng 7 tết), anh Hạnh và chị dâu tôi lại rời quê, lên xe vào TPHCM.
Sáng 25-1 (mùng 4 Tết Quý Mão 2023), trên đường 3-2 đoạn gần nhà hát Hòa Bình (quận 10, TPHCM), trong dòng người xe tấp nập trên đường, một bà cụ bán vé số đứng ngập ngừng gần 5 phút chưa dám qua đường, thì một phụ nữ đang đi chùa gần đó đã dắt cụ sang đường.
Mọi gia đình dù đủ đầy hay thiếu thốn kinh tế, thì ít nhất trong những ngày tết cũng phải có một mâm cúng giao thừa, đồng thời cũng là đón ông Táo về lại nhà.
Hôm nay đã là mùng 3 Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, tết đến và đi thật nhanh, cả gia đình tôi lại cùng nhau tề tựu trong căn nhà nhỏ của nội để đón ngày tết cuối thật bình yên.
Đối với mỗi người dân Việt Nam, đi lễ chùa đầu năm đã trở thành một truyền thống tốt đẹp. Nhiều gia đình cùng nhau đi lễ chùa để cầu một năm mới bình an và gặp nhiều may mắn.
Ở tuổi 57, cô Nguyễn Thị Thanh (quê huyện Phú Xuyên, Hà Nội, hiện đang sinh sống tại huyện Hóc Môn, TPHCM) đã có hơn 20 năm làm nghề làm tò he truyền thống. Được cha truyền nghề từ thời cô còn con gái, để rồi đến đời cô và con cái đều quyết tâm bám trụ với nghề, đưa tò he đến với đến với mảnh đất phương Nam đầy nắng gió.
Hòa cùng không khí cả nước đón chào năm mới với nhiều niềm vui và hy vọng, Báo SGGP Điện tử mở cuộc thi ảnh “Khoảnh khắc ngày Xuân”, với mong muốn mở ra một sân chơi để bạn đọc gần xa có thể ghi lại những khoảnh khắc đẹp, bên gia đình, bạn bè... trong những ngày tết đến xuân về.
Mỗi dịp tết đến xuân về, nhà nhà đều tất bật nấu bánh chưng, bánh tét để làm lễ vật dâng lên tổ tiên, sau là để cả gia đình cùng quây quần thưởng thức bên mâm cơm ngày tết, hay thiết đãi khách đến chơi nhà.
Với diện mạo mới tại khu vực trước cổng chợ Bến Thành, nhiều người dân và du khách đã cùng nhau đến đây ghi lại khoảnh khắc xuống phố chiều 26 âm lịch thật nhiều cảm xúc bên những người thân yêu.
Igor là một người bạn của gia đình chúng tôi, gia đình anh ấy làm ở Đại sứ quán Nga, nên anh ấy đưa cả gia đình sang sinh sống ở Việt Nam từ 2 năm nay. Dịp tết đến xuân về, cả gia đình Igor rất thích đi du lịch và trải nghiệm không khí tết cổ truyền của Việt Nam.
Chị Dung làm ở công ty hơn 10 năm và cũng suốt thời gian đó đều cùng anh chị em trong tổ làm việc xuyên tết với nhiệm vụ dọn dẹp vệ sinh, trang trí hoa để làm đẹp khu vực trung tâm TP nhằm phục vụ cho người dân du xuân.
Sinh sống và làm việc tại Hóc Môn, TPHCM, ngay khi thu xếp xong công việc, chị Hà Thị Như Y (quê Thừa Thiên - Huế) cùng cả gia đình nhỏ của mình đến Ga Sài Gòn vào chiều 23 tháng Chạp để lên tàu SE20 về quê.
Các chiến sĩ Đồn Biên phòng Làng Ho (Lệ Thủy, Quảng Bình), tranh thủ cắt tóc cho trẻ em Vân Kiều, bản Ho Rum, xã Kim Thủy huyện Lệ Thủy. Ngoài đảm bảo an ninh biên giới, Đồn Biên phòng Làng Ho còn chăm lo tết cho bà con Vân Kiều bằng nhiều cách như tổ chức chương trình Mùa xuân biên giới, vận động các mệnh thường quân tặng quà, tổ chức cắt tóc cho các cháu nhỏ đón tết.
Những ngày giáp tết, người dân khắp nơi tất bật mưu sinh kiếm thêm thu nhập để có cái tết đầy đủ hơn. Từ người nuôi cá chép, trồng cây cảnh, tiểu thương đến "cửu vạn"... ai cũng tất bật, hối hả làm việc dù rất mệt và mất ngủ...
Một ngày trước 23 tháng Chạp, khu nhà lồng thủy hải sản của chợ đầu mối Bình Điền (quận 8, TP HCM) đỏ rực một màu cá chép với những chiếc bể cỡ lớn, những máy sục nước dày đặc để duy trì sự sống cho cá chép đỏ.