Cứu tê giác

Cứu tê giác

Hơn 1.200 con tê giác bị sát hại do nạn săn bắt ở Nam Phi trong năm 2014. Trong khi đó, nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác lại tăng theo cấp số nhân. Nếu tình trạng này không giảm, thì loài  tê giác sẽ tuyệt chủng.

Từ năm 2010, nữ TS Lorinda Hern và Dự án Giải cứu tê giác (Rhino Rescue Project) đã trình làng một giải pháp độc đáo để bảo vệ tê giác tại  bất cứ đâu. Bên cạnh các biện pháp an ninh bảo vệ loài tê giác như gắn vi mạch theo dõi, lấy và lưu giữ mẫu DNA... các chuyên gia đã tiêm vào sừng tê giác một loại độc tố gây nguy hại cho người sử dụng nhưng không gây nguy hiểm cho tê giác.

TS Lorinda nhấn mạnh: Khi người sử dụng biết mối nguy hiểm tiềm tàng trong sừng tê giác, họ sẽ không mua nữa. Không còn người mua thì chắc chắn không còn kẻ bán.

Báo SGGP xin giới thiệu một số hình ảnh bảo vệ loài tê giác theo phương pháp độc đáo này.

Mẫu DNA của những con tê giác được truyền dịch thuốc sẽ được lấy ra và giữ lại để theo dõi và tìm ra những con tê giác bị sát hại.

Cứu tê giác ảnh 2

Những đầu dò được gắn trực tiếp vào những chiếc sừng để chất truyền dịch chảy vào bên trong nó.

Cứu tê giác ảnh 3

Cận cảnh chi tiết truyền dịch độc.

Cứu tê giác ảnh 4

Tiến sĩ Lorinda Hern - đồng sáng lập Dự án Giải cứu tê giác (Rhino Rescue Project) đang trong quá trình thực hiện việc truyền độc vào sừng tê ở Nam Phi.

Cứu tê giác ảnh 5

Một trong những bước tiến hành truyền chất độc vào sừng của tê giác.

Cứu tê giác ảnh 6

Ngoài ra những chú tê giác này sẽ được gắn chíp trong thủ tục truyền thuốc để các nhà cứu trợ hoang dã theo dõi sức khỏe của chúng sau khi truyền dịch.

Cứu tê giác ảnh 7

Chất dịch độc được truyền trực tiếp vào sừng bằng cách khoan.

TRANG NGUYỄN

Tin cùng chuyên mục