Trong đó, cả nước có 1.082 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn đăng ký cấp mới 5,34 tỷ USD, tăng 50,4% so với cùng kỳ năm 2018. Ngoài ra, có 1.653 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị vốn góp 5,68 tỷ USD, gấp 3 lần so với cùng kỳ 2018 và chiếm 52,6% tổng vốn đăng ký.
Về lĩnh vực đầu tư, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo được các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn nhiều nhất với tổng số vốn đạt gần 10,5 tỷ USD, chiếm gần 72% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ hai là kinh doanh bất động sản với 1,1 tỷ USD (chiếm 7,5% tổng vốn) và lĩnh vực bán buôn, bán lẻ đứng thứ ba với 742,7 triệu USD (chiếm 5% tổng vốn). Về điều chỉnh vốn, có 395 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 2,11 tỷ USD, bằng 94% so với cùng kỳ năm 2018.
Hồng Kông đang dẫn đầu về đầu tư tại Việt Nam với vốn đầu tư đạt 4,7 tỷ USD, chiếm 32,5% tổng vốn đầu tư. Hàn Quốc vươn lên đứng thứ hai với vốn đầu tư đạt 1,98 USD (chiếm 13,6% tổng vốn đầu tư). Singapore xếp thứ ba với vốn đầu tư đăng ký đạt 1,87 tỷ USD (chiếm 12,8% tổng vốn).
Hà Nội là nơi thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với tổng số vốn đăng ký hơn 4,47 tỷ USD, chiếm 30,6% tổng vốn đầu tư. TPHCM đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 2,37 tỷ USD (chiếm 16,3% tổng vốn) và Bình Dương đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký hơn 1 tỷ USD (chiếm 7% tổng vốn).
Từ khoá :
Các tin, bài viết khác
-
VinFast là nhân tố thúc đẩy cách mạng xe điện ở Đông Nam Á
-
Lực đẩy FDI ở Đông Nam bộ
-
Doanh nghiệp châu Âu lạc quan về Việt Nam năm 2021
-
Hỗ trợ 100.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số
-
Khởi công giai đoạn 2 dự án FLC Quảng Bình
-
Nhân rộng mô hình Khu Liên hiệp Công nghiệp và Đô thị Becamex
-
Đồng Nai: Giá trị sản xuất công nghiệp đạt hơn 720.000 tỷ đồng
-
Nghiên cứu nhà máy điện gió trên biển Vũng Tàu
-
Hơn 141.000 tỷ đồng cam kết và ghi nhớ đầu tư vào Quảng Bình
-
Quảng Bình: Phê duyệt danh mục 62 dự án kêu gọi đầu tư với gần 95.000 tỷ đồng