ĐBSCL: Khoa học công nghệ phải đi từ chân đất

Sáng 16-12, tại Hội thảo Chương trình KH-CN Tây Nam bộ tầm nhìn và trách nhiệm, Ban chủ nhiệm Chương trình KH-CN phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Nam bộ đã chính thức ra mắt.
ĐBSCL: Khoa học công nghệ phải đi từ chân đất

(SGGPO).- Sáng 16-12, tại Hội thảo Chương trình KH-CN Tây Nam bộ tầm nhìn và trách nhiệm, Ban chủ nhiệm Chương trình KH-CN phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Nam bộ đã chính thức ra mắt.

Theo đó, Ban chủ nhiệm gồm 7 thành viên. Trong đó, ông Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; ông Phan Thanh Bình, Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM giữ chức danh đồng chủ nhiệm.

“Khoa học công nghệ phải đi từ mặt đất, chân đất, từ phù sa của châu thổ. Đây là yếu tố quan trọng để các đề tài nghiên cứu đáp ứng được các vấn đề trong vùng đặt ra” - ông Phan Thanh Bình, Giám đốc Đại học Quốc gia TPHCM cho biết.

Cung cấp lúa giống xác nhận cho nông dân đang là một yêu cầu cấp bách trong chuyển giao lúa giống có chất lượng cao hiện nay

Chương trình KH-CN Tây Nam bộ sẽ được triển khai thực hiện từ năm 2014 – 2019, tập trung cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định chiến lược, chính sách đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, triển khai các giải pháp KH-CN phục vụ phát triển bền vững, phù hợp với đặc thù và thế mạnh của vùng Tây Nam bộ. Trong đó, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam sẽ chủ trì tổ chức và quản lý lĩnh vực khoa học xã hội - nhân văn. Đại học Quốc gia TPHCM sẽ chủ trì tổ chức, quản lý lĩnh vực khoa học tự nhiên, KHCN, môi trường.

CAO PHONG

Tin cùng chuyên mục